Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng mạn tính - Nguyên nhân, điều trị

Viêm mũi dị ứng nếu không chữa trị các triệu chứng kịp thời hoặc không phòng bệnh hợp lý sẽ dẫn tới viêm mũi kéo dài, có thể trở thành viêm mũi dị ứng mạn tính. Bệnh diễn ra quanh năm, năm này qua năm khác khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong đời sống thường ngày. 1. Viêm mũi dị ứng mạn tính là gì? Viêm mũi dị ứng mạn tính là biểu hiện các triệu chứng viêm mũi kéo dài. Định nghĩa các bác sĩ sử dụng cho viêm mũi mạn tính là triệu chứng viêm mũi xuất hiện trong một giờ hoặc nhiều hơn ở hầu hết các ngày trong năm. Tuy nhiên, trong thực tế có sự thay đổi lớn. Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng xuất hiện ở một khoảng thời gian nhất định trong ngày, kéo dài nhiều ngày. Trong một số trường hợp, các triệu chứng xuất hiện rồi biến mất. Mức độ nghiêm trọng của viêm mũi dị ứng mạn tính có thể khác nhau. Một số người có dị ứng mũi nhẹ mà từ khi có bệnh đến khi hết ít gây rắc rối. Mặt khác, một số người rất mệt mỏi bởi thông thường, các triệu chứng xuất hiện hàng ngày. Các triệu chứng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến công việc, học tập, cuộc sống và đời sống xã hội. 2. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng mạn tính Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm mũi mạn tính là bị dị ứng với bọ ve trong bụi nhà. Tuy nhiên, dị ứng với vật nuôi hoặc động vật khác cũng phổ biến. Bọ ve trong bụi nhà là một sinh vật nhỏ bé hiện diện trong mỗi gia đình. Nó chủ yếu sống trong phòng ngủ, nệm, gối và thảm. Nó thường không gây hại nhưng một số người bị dị ứng với các chất thải của bọ ve. Bọ ve trong bụi nhà có mặt quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa xuân và mùa thu. Mảnh da chết, lông nước tiểu và nước bọt của vật nuôi như mèo, chó, ngựa, chuột đồng, chuột lang,… cũng là nguyên nhân gây ra dị ứng ở một số người. Tác nhân gây dị ứng khác ít phổ biến hơn. Dị ứng trong công việc đôi khi cũng xảy ra. Ví dụ, dị ứng do động vật thí nghiệm, cao su, để bột hay bụi gỗ, hoặc các hóa chất khác. Nếu các triệu chứng giảm bớt vào cuối tuần hoặc ngày lễ thì có thể nghĩ tới dị ứng do công việc. Bệnh sốt mùa hè (do dị ứng với phấn hoa) là một dạng khác của viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, bệnh sốt mùa hè có xu hướng theo mùa và không kéo dài bởi vì nó xảy ra trong một khoảng thời gian cụ thể mỗi năm. Ví dụ, mùa phấn hoa cỏ trong thời gian cuối mùa xuân và đầu mùa hè. Các triệu chứng của dị ứng ở mũi là do hệ miễn dịch phản ứng với các chất gây dị ứng (như phân phấn hoa hay bụi nhà). Các tế bào trong niêm mạc mũi sẽ phản ứng viêm, sưng, chảy nước mũi… khi họ tiếp xúc với các chất gây dị ứng. 3. Ai dễ mắc viêm mũi dị ứng mạn tính? Viêm mũi dị ứng mạn tính khá phổ biến. Nó có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên người lớn thường mắc nhiều hơn trẻ em. Bệnh ngày càng trở nên phổ biến ở người lớn tuổi. Nhiều người bị viêm mũi kéo dài cho biết họ bị cảm lạnh dai dẳng. Tuy nhiên, cảm lạnh là do nhiễm virus và thường chỉ kéo dài một tuần hoặc lâu hơn. Viêm mũi mạn tính không phải do nhiễm trùng. Bạn cũng có nhiều khả năng mắc viêm mũi dị ứng mạn tính nếu bạn đã có bệnh hen suyễn hoặc eczema. Tương tự, nếu bạn mắc viêm mũi dị ứng, bạn có nhiều khả năng phát triển bệnh chàm hoặc hen suyễn vì các bệnh này có liên quan tới nhau. Viêm mũi dị ứng mạn tính cũng có thể là do di truyền. 4. Cách thông thường để điều trị viêm mũi dị ứng mạn tính Việc điều trị viêm mũi dị ứng mạn tính cũng giống như điều trị viêm mũi dị ứng nói chung. Các phương pháp điều trị thường được sử dụng cho viêm mũi dị ứng là tránh các nguyên nhân gây ra dị ứng, thuốc xịt mũi kháng histamin, thuốc kháng histamin và thuốc xịt mũi steroid. Trên đây là các đề xuất về thuốc điều trị viêm mũi dị ứng, tuy nhiên với mỗi thể trạng khác nhau có tiên lượng thuốc điều trị khác nhau, đề nghị uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tránh các nguyên nhân gây ra dị ứng Nếu bạn có viêm mũi dị ứng mạn tính, việc tránh các nguyên nhân gây ra dị ứng sẽ giúp làm giảm các triệu chứng. Tuy nhiên, để chữa trị dứt điểm cũng cần phối hợp với các biện pháp khác. Thuốc xịt mũi kháng histamin Việc sử dụng thuốc xịt mũi kháng histamin có thể nhanh chóng giảm ngứa, hắt hơi và chảy nước mũi (trong vòng 15 phút hoặc lâu hơn). Thuốc kháng histamin hoạt động bằng cách ngăn chặn tác động của histamin - một trong những hóa chất liên quan đến phản ứng dị ứng. Thuốc này có thể được sử dụng theo yêu cầu nếu bạn có các triệu chứng nhẹ. Thuốc kháng histamin (hoặc thuốc uống) Thuốc kháng histamine dùng bằng đường uống (viên nén hoặc chất lỏng) là một sự thay thế. Thuốc dễ dàng đẩy lùi hầu hết các triệu chứng nhưng có thể khó làm giảm nghẹt mũi. Thuốc kháng histamin dùng bằng đường uống là phú hợp nếu bạn có triệu chứng mũi và triệu chứng mắt. Loại thuốc này thường dùng cho trẻ nhỏ thay vì xịt mũi. Tác dụng của thuốc thường kéo dài trong vòng một giờ. Do đó, người bệnh có thể sử dụng nếu các triệu chứng nhẹ. Có một số nhãn hiệu thuốc kháng histamin mà bạn có thể mua tại các hiệu thuốc hoặc cần được kê đơn. Thương hiệu cũ như chlorphenamine có tác dụng tốt nhưng dễ gây buồn ngủ, vì vậy không nên sử dụng nếu bạn đang lái xe hay vận hành máy móc. Một số loại thuốc mới ít gây buồn ngủ như acrivastine và bilastine. Tuy nhiên, để sử dụng thuốc an toàn bạn cần hỏi bác sỹ, dược sĩ để được tư vấn. Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, bạn nên tránh sử dụng loại thuốc này. Điều trị bằng thuốc xịt mũi chứa steroid thường là liệu pháp thay thế. Bạn cần trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Xem chi tiết hơn: Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì? 5. Bệnh này cần điều trị trong bao lâu? Viêm mũi dị ứng mạn tính thường cần điều trị thường xuyên để ngăn ngừa các triệu chứng. Tuy nhiên, theo thời gian triệu chứng có thể giảm bớt và thậm chí hết hoàn toàn trong một số trường hợp. Việc điều trị chỉ nên kéo dài lâu nhất là sáu tháng sau đó nên dừng lại để xem xét nếu triệu chứng không trở lại thì không cần điều trị. Việc điều trị có thể được bắt đầu lại nếu các triệu chứng xuất hiện. Tất nhiên, nếu bạn bị viêm mũi dị ứng mạn tính, nếu loại bỏ nguồn gốc của dị ứng, các triệu chứng của bạn giảm và dừng lại thì bạn có thể không cần điều trị. 6. Làm sao để phòng viêm mũi dị ứng mạn tính? Chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao Khi có biểu hiện viêm mũi dị ứng cần điều trị ngay để tránh kéo dài Tránh các tác nhân gây dị ứng Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh ẩm ướt Khi có bất kỳ triệu chứng nào của viêm mũi dị ứng bạn nên chữa trị một cách sớm nhất để tránh chuyển thành viêm mũi mạn tính bạn nhé! Có thể bạn quan tâm: Kinh giới tuệ ngăn ngừa Viêm xoang mũi dị ứng tái phát Xoang Bách Phục- Giảm dị ứng, bớt viêm xoang

Phát hiện nụ hoa Kinh giới giải mẫn cảm, ngăn ngừa viêm xoang mũi tái phát

Viêm xoang được chia làm hai loại: viêm xoang mủ và viêm xoang dị ứng. Trong đó viêm xoang dị ứng là bệnh hay tái phát, khó chữa khỏi. Ngoài phương pháp giải mẫn cảm phải thực hiện ở bệnh viện, thì Nụ hoa kinh giới (tên vị thuốc là: kinh giới tuệ) là một vị thuốc rất hay giúp trị căn bệnh này… Trị tận gốc viêm xoang bằng phương pháp giải mẫn cảm Nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang trên cơ địa dị ứng là do người bệnh mẫn cảm và có những phản ứng quá mẫn khi tiếp xúc với các yếu tố như: phấn hoa, bụi, nấm mốc, lông thú, nước hoa …. Các phản ứng đó có biểu hiện ban đầu là hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi… rồi dẫn đến viêm mũi, viêm xoang. Bệnh rất hay tái phát nếu không giải quyết được hết nguyên nhân. Phương pháp giải mẫn cảm đã được chứng minh hiệu quả và đưa vào sử dụng trên thế giới từ năm 1954. Cơ chế của phương pháp này là định kì (2-4 tuần) tiêm kháng nguyên gây dị ứng vào cơ thể bệnh nhân với các liều tăng dần, giúp bệnh nhân thích nghi với kháng nguyên. Từ đó, cơ thể bệnh nhân sẽ sinh ra các kháng thể, làm giảm khả năng bị dị ứng khi tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng. Phương pháp có xác suất thành công khoảng 70-80%. Ở Việt Nam, giải mẫn cảm đặc hiệu mới chỉ được sử dụng trong vòng 2 thập niên gần đây. Tuy nhiên, cho đến nay phương pháp này vẫn chưa được phổ biến do nhiều nguyên nhân như: yêu cầu cơ sở vật chất y tế cao, trung tâm y tế phải có khả năng xử lý tốt khi bệnh nhân bị sốc phản vệ sau khi tiêm thuốc, liệu trình điều trị kéo dài và tốn kém. Thông thường cần phải điều trị trong vòng 6-12 tháng bệnh mới bắt đầu có tiến triển, một liệu trình điều trị thường kéo dài từ 1-3 năm tùy theo từng loại dị ứng. Chính vì vậy, người bệnh thường tìm tới những phương pháp giải dị ứng đơn giản và ít tốn kém hơn. Giải mẫn cảm bằng bài thuốc từ nụ hoa kinh giới Cây kinh giới là một cây thuốc (tên vị thuốc là kinh giới tuệ) mọc phổ biến tại Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc… Thời điểm thu hái nụ hoa kinh giới để làm thuốc tốt nhất là vào mùa thu khi cây ra bông và mới chớm nở được khoảng 1/3, sau đó đem phơi nắng nhẹ và sử dụng.  Nụ hoa Kinh giới Vị thuốc từ nụ hoa kinh giới được dùng rất nhiều trong các bài thuốc Đông y với các tác dụng khác nhau như: chữa cảm mạo phong hàn, chữa các chứng thổ huyết, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, chữa đau bụng, đầy bụng … Trên thực tế, từ xa xưa vị thuốc này đã được sử dụng để trị hắt hơi, sổ mũi, phong ngứa mề đay do có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng, giảm ngứa. Nụ hoa kinh giới cũng có mặt trong nhiều bài thuốc Đông y gia truyền trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Cho tới gần đây, các nhà khoa học mới chứng minh được tác dụng chống dị ứng, giải mẫn cảm của Nụ hoa kinh giới trên thực nghiệm, được sử dụng làm vị thuốc cốt lõi trong các bài thuốc điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng Năm 2011, trên tạp chí khoa học “Experimental Biology and Medicine” ( tạp chí “Y-Sinh học thực nghiệm”) số 236, nhóm tác giả người Hàn Quốc là Hui-Hun Kim và cộng sự đã công bố một nghiên cứu chứng minh vị thuốc Kinh giới tuệ có khả năng chống dị ứng, giảm mẫn cảm. Nghiên cứu cho thấy, dịch chiết từ Kinh giới tuệ có khả năng ức chế các phản ứng dị ứng tại chỗ cũng như trên toàn cơ thể thông qua cơ chế ức chế và giảm mẫn cảm của tế bào trung gian gây các phản ứng viêm và dị ứng. Kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ tác dụng của Kinh giới tuệ, từ đó mở ra cho những người bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng một phương pháp ngăn ngừa bệnh tái phát một cách khoa học, đơn giản và hiệu quả. Dựa vào các kết quả nghiên cứu trên, năm 2014, Việt Nam đã sản xuất thành công sản phẩm Xoang Bách Phục với thành phần chính là nụ hoa kinh giới kết hợp thêm với một số thảo dược khác như Kim ngân hoa có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống dị ứng rất hiệu quả. Gai bồ kết có tác dụng tiêu mủ và diệt khuẩn rất mạnh,...quan trọng hơn là có ImmuneGamma giúp tăng cường miễn dịch, mạnh nhất là nơi niêm mạc mũi, niêm mạc đường hô hấp… giúp tiêu diệt ngay vi khuẩn, virus khi vừa xâm nhập vào cơ thể Xoang Bách Phục - đặc biệt phù hợp với người bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng lâu năm không khỏi. Giá bán lẻ khoảng 135 nghìn 1 hộp, hiện đã có bán rộng rãi ở các nhà thuốc trên toàn quốc. Xem chia sẻ của người dùng về Xoang Bách Phục tại đây Hình ảnh hộp và vỉ Xoang Bách Phục Tìm mua nhà thuốc gần nhất có Bán Xoang Bách Phục TẠI ĐÂY Xem thêm Video Thảo được hàng đầu chữa viêm xoang phát trên VTV2:

Thuốc 'gia truyền' dỏm: càng uống càng nghiện

Những ngày gần đây, các bệnh viện liên tục tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị chứng nghiện thuốc Đông y bán trôi nổi trên thị trường. Hút mỡ vẫn “lòi” mỡ Đầu tháng 7, Bệnh viện (BV) Da liễu Tp.HCM đã tiếp nhận bệnh nhân (BN) nam C.H.S. (57 tuổi, nhà ở Q.5) đến khám vì nổi mụn nhọt khắp người. Trong lúc thăm khám, bác sĩ (BS) Lê Thái Vân Thanh phát hiện thân hình BN bị biến dạng với hai vú rất to, xệ xuống; bụng tích nhiều mỡ với nhiều sẹo chi chít. Kết quả xét nghiệm cho thấy, tay chân anh S. bị teo cơ do tăng dị hóa đạm. Nguyên nhân là do anh đã tự ý uống một lượng lớn thuốc chứa corticoid. Anh S. cho biết, anh làm nghề đóng giày dép khu Chợ Lớn. Hàng ngày, anh phải gò đế giày nên người đau rã rời không ngủ được, có lần chị bán thuốc lá vỉa hè mách anh uống một loại thuốc Đông y gia truyền, một gói chỉ 2.000đ/ngày là bảo đảm ngủ ngon. Đến nay anh S. đã uống gần 20 năm. “Vài năm trước, thấy bụng to như… bụng ông địa, tôi đã đi hút mỡ bụng nhưng một thời gian sau, những tảng mỡ lại tiếp tục “lòi” ra. Gần đây, khắp người lại nổi mụn nhọt, mắt nhìn mờ, sợ da nhiễm trùng nên tôi tìm đến BS da liễu…”. Tuy nhiên, điều trị được vài ngày, anh S. đã không trở lại BV vì không thể sống thiếu thuốc “bí truyền” này. Bệnh nhân S. bị tích mỡ dày ở lưng như “gù lưng trâu" và biến chứng vú to BS Lê Thái Vân Thanh cho biết, gần đây BV gặp rất nhiều BN là người lao động chân tay, nội trợ bị mờ mắt, đục thủy tinh thể, “mập mình”, rậm lông và tóc… do uống thuốc gia truyền không rõ nguồn gốc có chứa corticoid. Tác dụng phụ sau khi uống thuốc chứa corticoid còn nặng hơn cả thuốc bôi ngoài da. Cách đây vài ngày, chị Ph.Nh.Y. (45 tuổi, ở Bình Dương) tìm đến Viện Y dược học dân tộc Tp.HCM vì sau 2 tháng uống thuốc Đông y gia truyền không rõ nơi sản xuất để trị viêm mũi, 2 mắt của chị lúc nào cũng ríu lại, buồn ngủ, mặt mày sưng húp, đờ đẫn. Chị Y. kể, chị bị viêm mũi dị ứng, khi thời tiết chuyển mùa lại hắt hơi, chảy mũi. Chị được người hàng xóm mách uống loại thuốc trị viêm mũi gia truyền. “Nhìn thuốc được đóng gói bắt mắt, lại ghi bảo đảm khỏi bệnh, dùng cho cả trẻ con nên tôi uống ngay. Sau 2 tháng uống thuốc, tôi cũng bớt hắt hơi, giảm viêm mũi nhưng phù 2 mi mắt, tóc và lông mọc nhiều ở cổ và sau gáy, thân hình mập lù, tay chân nhỏ, da mỏng đi với nhiều vết bầm, tay chân rất dễ bị trầy. Đặc biệt, rất thèm ăn, tăng cân nhanh chóng nên đi đứng nặng nề” - chị Y hoang mang. Tương tự, bà Tr.T.L. (63 tuổi, nhà ở Q.Gò Vấp) cũng tìm đến Viện Y dược học dân tộc Tp.HCM vì sau một thời gian uống thuốc “viêm thấp khớp” do một người xưng là Đỗ Thái Nam bào chế; mặt bà bỗng tròn trịa, rất thèm ăn. Bà L. cho biết, bà bị viêm khớp ở hai đầu gối. Mỗi lần uống thuốc “gia truyền” này là hết đau ngay tức khắc nhưng phải uống liên tục, nếu dừng lại một ngày thì khớp càng đau hơn. Thuốc dỏm mà còn...cấm giả mạo Nhờ bà L. chỉ dẫn, chúng tôi đến trực tiếp nhà bà Thoa bán thuốc “viêm thấp khớp” trên đường Trần Phú, Q.5 để mua thuốc “bí truyền”. Sau một lúc tiếp “bệnh nhân lạ” trong tư thế đề phòng, bà Thoa bắt đầu xởi lởi. Bà Thoa cho biết, thuốc này do nhà bà làm ra để bán, chứ không khám bệnh. Bà đi xuống nhà dưới, lôi lên một đống thuốc gia truyền, giới thiệu với tôi một bịch lớn chứa 100 gói “viêm thấp khớp” và 100 gói “viêm mũi”, bà L. hớn hở: “Tôi bán đủ loại thuốc điều trị viêm mũi, viêm xoang, sổ mũi, mặt mũi đau nhức… cho đến các loại thuốc trị nhức mỏi đau lưng, tê bại, thấp khớp, thần kinh tọa, cột sống; thậm chí cho người bị bệnh thận, hay không ăn được, ngủ được. Mỗi gói chỉ có 1.500đ. Nếu muốn chuyển đi tỉnh, tôi sẽ gửi qua bưu điện hoặc xe đò”. Bà Thoa cho biết, bà bán rất nhiều loại thuốc này cho khách, chủ yếu là người dân lao động, người bệnh ở quê ít tiền không có điều kiện chữa ở bệnh viện. Thuốc gia truyền dỏm được phóng viên mua với giá chỉ 1.500 đồng/gói  Khi tôi hỏi: “Thuốc này uống một tháng có hết bệnh không?”, bà Thoa xua tay: “Chỉ trong vài ngày đã hết bệnh. Chúng tôi còn in trên bao bì chữ “bảo đảm khỏi bệnh”. Khi mở gói thuốc viêm khớp đựng trong bao nylon được hàn lại bằng lửa nham nhở, chúng tôi thấy thuốc không có số đăng ký, mỗi gói có 10 viên màu nâu được vo tròn bằng thủ công không đồng đều. Mẫu hướng dẫn sử dụng chỉ ghi: “Người lớn uống một gói, ngày uống một lần. Bệnh nặng thì uống 2 lần/ngày, mỗi lần một gói. Trẻ em uống nửa gói, ngày một lần. Bảo đảm sẽ khỏi bệnh”. Riêng thuốc trị “viêm mũi” có màu trắng, với số đăng ký: 189 2015, còn khuyến cáo “Đề phòng giả mạo”! Nhãn thuốc ghi cụ thể thành phần gồm: Thục địa, bạch trực, ngưu tất, quế khâu, hà thủ ô, đại hồi, mật ong... Xem xét các gói thuốc này, BS Trần Văn Năm - nguyên Viện phó Viện Y dược học dân tộc Tp.HCM cho biết, ngay cả tên dược liệu cũng viết sai, ví dụ bạch truật mà ghi là bạch trực! Nếu gói thuốc có đúng thành phần như công bố thì nó chỉ có mục đích tăng sức đề kháng, không có tác dụng tức thời trị viêm mũi dị ứng, viêm khớp… BS Năm cảnh báo: Những BN này đã uống phải thuốc Đông y không rõ nguồn gốc có chứa tân dược, nhất là corticoid. Thuốc Đông y thuần túy không bao giờ có tác dụng nhanh ngay sau khi uống mà ít nhất cũng sau một - hai tuần với cơ địa đáp ứng tốt. Nếu uống một loại thuốc mà có tác dụng giảm đau ngay thì đó không phải là thuốc y dược cổ truyền, có thể đã bị trộn tân dược. Dược sĩ Phạm Thị Mỹ Linh, thành viên Hội Dược sĩ BV TpP.HCM cho biết: Một số nơi sản xuất thuốc từ dược liệu còn trộn thuốc tây y vào nhằm tăng tác dụng thuốc. Điều này rất nguy hiểm vì thuốc Đông dược không hề ghi thành phần, hàm lượng, cảnh báo thận trọng nên người sử dụng dễ bị ngộ độc hoặc bị tác dụng phụ. Khi cầm mớ thuốc gia truyền chúng tôi mua từ bà Thoa, đại diện Sở Y tế Tp.HCM cho biết đây là thuốc dỏm, số đăng ký giả mạo. Nhãn bao bì của thuốc cũng không đúng quy định của Bộ và không có ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng… Trước đây, Sở đã phát hiện một số loại thuốc Đông y trôi nổi có trộn tân dược nhưng núp bóng thuốc gia truyền. Sở sẽ có biện pháp giải quyết nguồn thuốc trôi nổi này. Những thuốc Đông y thành phẩm muốn lưu thông trên thị trường phải được Hội đồng Y khoa của Sở phê duyệt. Theo Báo Phụ nữ Online

Nguồn gốc thuốc giả trị viêm mũi - viêm xoang

Thuốc đặc trị viêm mũi, viêm xoang hiện nay có khá nhiều thuốc giả đang lưu hành trên thị trường. Thuốc này chưa được cấp phép, nếu người dùng sử dụng dễ bị ảnh hưởng tới sức khỏe. Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược- Bộ Y tế, Đỗ Văn Đông vừa gửi văn bản đến các Sở Y tế trong cả nước thông báo về việc cơ quan chức năng vừa phát hiện “Đặc trị viêm mũi - viêm xoang” là thuốc giả số đăng ký, chưa được cấp phép đang lưu hành trên thị trường. Đó là thuốc “Đặc trị viêm mũi - viêm xoang”, số lô 090114, hạn dùng 020415, số đăng ký: V842-H14-12. Tên cơ sở sản xuất của thuốc này là “Nhà thuốc gia truyền Nhân Hòa - lương y Tăng Phàm Ngọc” ử địa chỉ 126, ấp An Sơn Trạch, Tịnh Biên - An Giang do Viện Kiểm nghiệm thuốc TW lấy mẫu tại Công ty TNHH Bắc Đức NOGER (quẩy 329, tầng 3,trung tâm phân phối dược phẩm và thiết bị y tế HAPUMEDICENTER- số 1 Nguyễn Huy Tưởng-Thanh Xuân- Hà Nội) . Khám bệnh viêm mũi dị ứng Theo ông Đỗ Văn Đông, ngay sau khi nhận được thông tin do Viện Kiểm nghiệm thuốc TW báo cáo, Cục Quản lý Dược đã xem xét và đối chiếu hồ sơ đang lưu tại Cục cho thấy, sản phẩm “Đặc trị viêm mũi - viêm xoang” chưa hề được Cục Quản lý Dược cấp số đăng ký lưu hành và sử dụng trong phòng, chữa bệnh cho người. Đặc biệt, số đăng ký: V842-H14-12 là giả mạo và “Nhà thuốc gia truyền Nhân Hòa - lương y Tăng Phàm Ngọc” địa chỉ 126, ấp An Sơn Trạch, Tịnh Biên - An Giang chưa được Cục cấp phép sản xuất thuốc. Để đảm bảo an toàn cho người sử dung, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thông báo cho các cơ sở kinh doanh thuốc và người dân trên dịa bàn để không buôn bán, sử dụng thuốc “Đặc trị viêm mũi - viêm xoang” có các đặc điểm trên. Về phía Sở Y tế Hà Nội, Cục Quản lý Dược yêu cầu giám sát việc thu hồi, tiêu hủy thuốc “Đặc trị viêm mũi - viêm xoang” của công ty TNHH Bắc Đức NOGER. Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu Sở Y tế An Giang phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra cơ sở “Nhà thuốc gia truyền Nhân Hòa - lương y Tăng Phàm Ngọc” địa chỉ 126, ấp An Sơn Trạch, Tịnh Biên - An Giang để truy tìm nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm thuốc “Đặc trị viêm mũi - viêm xoang” và khẩn trương báo cáo về Cục.

Loading...