Tin tức

Rửa mũi chữa Viêm xoang như thế nào?

Hỏi: Tôi nghe nói rửa mũi thường xuyên rất tốt cho người bị Viêm xoang mũi. Tôi lại bị bệnh này đã lâu, thường xuyên tắc mũi, ngạt mũi và hắt hơi. Chuyên gia có thể hướng dẫn tôi cách rửa mũi như thế nào? Dụng cụ và dụng dịch rửa mũi phải chuẩn bị những gì? Trả lời: Chào bạn, Rửa mũi hàng ngày không chỉ vệ sinh và làm sạch hốc mũi mà còn giúp giảm ngạt mũi trong những trường hợp: Cảm lạnh, viêm xoang mũi, dị ứng… Bạn có thể làm theo hướng dẫn sau đây: Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ Để  rửa mũi, bạn  cần một  bình chứa và nước muối. Bạn có thể mua bình chứa sẵn dung dịch, hoặc sử dụng một ống tiêm có bầu  hoặc bình  neti. Tất cả đều có sẵn tại các nhà thuốc. Bước 2: Pha dung dịch muối Nếu bạn chọn một bình có sẵn dung dịch rửa, hãy bỏ qua bước này. Nếu không, bạn có thể mua một loại bột để pha dung dịch muối và làm theo hướng dẫn trên nhãn hoặc tự làm. Bắt đầu với 1 - 2 cốc nước ấm. Thêm 1/4 - 1/2 thìa cà phê muối i-ốt và  một chút soda. Sử dụng nước cất vô trùng, hoặc đun sôi trước đó và làm mát  để pha dung dịch muối . Bước 3: Tư thế rửa Nếu bạn đang sử dụng một chai bóp được, bình neti, hoặc ống tiêm, nghiêng về phía trước trên bồn rửa, khoảng một góc 45 độ. Nghiêng đầu để một lỗ mũi chỉ xuống bồn rửa. Nghiêng đầu sang một bên Bước 4: Đổ nước muối vào Đặt vòi của bình neti hay đầu của ống tiêm, chai nhựa mềm vào bên trong mũi của bạn. Đầu vào không được sâu hơn chiều dài ngón tay. Giữ miệng mở, bóp ống tiêm hoặc chai, hoặc nghiêng bình để đổ nước vào lỗ mũi của bạn. Nhớ  thở bằng miệng, không thở bằng mũi. Bước 5: Để nước chảy Nước muối sẽ chảy vào 1 bên lỗ mũi và thoát ra khỏi lỗ mũi bên kia của bạn, đôi khi có thể chảy qua miệng. Tốt nhất nếu nước chảy qua miệng thì bạn nên nhổ nó ra chứ không nuốt vào. Bước 6: Làm sạch mũi và lặp lại Nhẹ nhàng xì mũi, làm sạch dịch còn đọng lại. Lặp lại quá trình này với lỗ mũi bên kia. Khi bạn thực hiện xong, hãy bỏ lượng nước để rửa còn dư đi và vệ sinh thật sạch sẽ các dụng cụ vừa sử dụng, để khô và cất vào nơi sạch sẽ, khô ráo. Bạn có thể thấy kết quả chỉ sau một hoặc hai lần thực hiện. Tiếp tục làm thường xuyên kết quả thu được sẽ rất khả quan. Một nghiên cứu cho thấy rằng rửa mũi thường xuyên còn giúp kiểm soát được các triệu chứng xoang và thực sự cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chúc bạn sức khỏe. Video hướng dẫn thao tác rửa mũi: Tìm mua Xoang Bách Phục tại nhà thuốc gần nhà TẠI ĐÂY

Tự làm trà hoa cúc Mật ong cho người Viêm xoang

Người mắc Viêm xoang, viêm mũi hoàn toàn có thể tự làm những đồ ăn, thức uống có tác dụng cải thiện triệu chứng bệnh. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách làm trà hoa cúc Mật ong vừa tốt cho sức khỏe lại giúp hạn chế những khó chịu do bệnh Viêm xoang, viêm mũi gây ra. Có thể bạn quan tâm: Làm sao để hết viêm xoang dị ứng? Vai trò của Mật ong Lợi ích của mật ong đối với sức khỏe con người đã được thừa nhận ở nhiều nền văn hóa qua nhiều thế kỷ. Mật ong nguyên chất là một trong những thực phẩm mang tính chất của một vị thuốc dễ ăn nhất, và cung cấp nhiều dưỡng chất thiên nhiên cho cơ thể. Nếu nói về tác dụng của mật ong thì có vô số những tác dụng mà chúng ta không thể kể hết, vì vậy hôm nay chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn một số tác dụng chính của mật ong đối với đời sống của chúng ta. Bạn sẽ bất ngờ vì những lợi ích mà nó mang lại. Trị bệnh ho đàm hay viêm họng: Đây là bài thuốc hiệu quả trong việc trị ho đàm, khản tiếng, mất tiếng và cảm lạnh bệnh này thường xuyên xảy ra nhất là ở trẻ em hãy dùng nó 2 đến 3 lần một ngày sau vài vài ngày sẽ khỏi bệnh. Nếu bạn bị hen suyễn hãy dùng nó thường xuyên vào các buổi tối trước khi đi ngủ kiên trì trong 3 tháng liên tục bệnh sẽ được cải thiện đáng kể. Cách đơn giản để thoát khỏi các cơn ho tai quái là trộn một muỗng canh mật ong nguyên chất với ít nước ép chanh tươi để uống đều đặn mỗi ngày trong quá trình bị bệnh. Mật ong và chanh tươi sẽ giúp bạn bớt cảm giác đau rát, làm dịu cổ họng và tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng. Ngoài ta, bạn có thể pha hỗn hợp chanh +  mật ong + một nhúm muổi nhỏ trong nước ấm để làm nước xúc miệng mỗi sáng. Tác dụng của hoa cúc Theo Đông y, hoa cúc có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải cảm, giáng hỏa, mát gan, làm sáng mắt. Vì vậy, hoa cúc thường được dùng để chữa các chứng do phong nhiệt như chóng mặt, nhức đầu, đau mắt, chảy nước mắt, đinh nhọt, sang lở. Ngoài ra, hoa cúc còn rất tốt cho những người bị các chứng mất ngủ, người nóng bứt rứt khó chịu, tinh thần bị căng thẳng, tính tình nóng nảy, dễ cáu gắt, khó tập trung… Còn theo các nghiên cứu hiện đại, hoa cúc có thể giúp kháng khuẩn, kháng siêu vi gây cảm cúm, làm giãn mạch máu, hạ huyết áp, giảm mỡ trong máu, làm dịu căng thẳng thần kinh và giúp ngủ ngon. Hoa cúc được dùng làm trà hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác giúp thanh nhiệt, chữa bệnh rất hiệu quả. Bạn có thể kết hợp loại hoa này với trà xanh và hoa hòe cho tác dụng tăng cường sức đề kháng, thanh nhiệt, giải độc, làm sáng mắt, giúp phòng ngừa và chữa trị nhức đầu do nhiệt. Trà hoa cúc kết hợp với hoa kim ngân, bồ công anh sẽ cho bài thuốc giúp tiêu độc, nhuận gan, chữa mụn nhọt, ghẻ ngứa, viêm gan cấp tính. Cũng có thể dùng hoa cúc kết hợp với phục linh để cho sắc mặt tươi tắn, làn da sáng mịn, tăng tuổi thọ. Hướng dẫn chế biến Nguyên liệu: 10g hoa cúc vàng hoặc trắng, rửa sạch, để ráo nước. Một ít cam thảo, đường. Cách làm: Chuẩn bị 1 nồi nhỏ, cho 2 cốc nước vào đun cho sôi. Thêm hoa cúc, cam thảo, 1 thìa đường. Đun cho sôi lại thì vặn nhỏ lửa, đun thêm 5p thì tắt bếp. Có thể để nguyên hoa cúc và cam thảo rót ra cốc hoặc dùng lưới lọc cam thảo & hoa cúc ra, chỉ lấy nước để uống. Thêm vào cốc 1 thìa mật ong và vài lát chanh, sử dụng ngay. Sử dụng: Nên uống khi còn ấm, uống vào buổi sáng rất tốt. Công dụng: Tăng đề kháng, chống nhiễm khuẩn, giảm đau xoang do viêm xoang, thanh nhiệt. Xem thêm: Video Hướng dẫn làm trà hoa cúc mật ong Theo Xoangbachphuc.vn

Ngạt mũi khó thở - Nguyên nhân do đâu?

Ngạt mũi khó thở là tình trạng thường gặp khi cơ quan hô hấp của bạn bị các tác nhân bên ngoài gây tổn thương. Không chỉ gây khó chịu cho người mắc, ngạt mũi sẽ khiến bạn phải thở nhiều bằng miệng, từ đó có thể dẫn tới những bệnh khác như ho, cúm, viêm mũi dị ứng... Chính vì vậy, tìm ra nguyên nhân của chứng ngạt mũi để có biện pháp điều trị là điều cần thiết. Khó thở do ngạt mũi Hốc mũi là cửa ngõ đầu tiên của đường hô hấp, là nơi không khí được lọc sạch bụi bẩn, mầm bệnh, được làm ấm, làm ẩm, góp phẩn bảo vệ niêm mạc đường hô hấp phía sau. Bình thường, khi khoiang mũi thông thoáng, không khí đi vào đây sẽ được hệ thống lông chuyển lọc bớt bụi bẩn, lớp dịch do niêm mạc mũi tiết ra sẽ làm ẩm và hệ thống mạch máu trong niêm mạc làm ấm trước khi di chuyển xuống vùng hầu họng và đi tiếp để tới phổi. Khi bị ngạt mũi, khoang mũi bị dịch nhầy ngăn bít, làm hẹp đường không khí di chuyển khiến việc hít thở trở nên khó khăn, người bệnh không thở được bằng mũi, phải dùng miệng để thở. Điều này vừa không tốt cho đường hô hấp, vừa gây ra khó chịu cho người bệnh. Việc thở miệng khiến cho miệng bị khô do không khí ra vào tạo nên ma sát, miệng họng và đường hô hấp phía dưới phải tiếp nhận không khí khô, lạnh, nhiều bụi bẩn nên dễ bị viêm nhiễm, gây nên viêm họng, viêm thanh quản, thậm chí có thể dẫn tới viêm phổi ở trẻ nhỏ nếu không được xử trí kịp thời. >>> Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp nguyên nhân và cách trị nghẹt mũi Nguyên nhân gây ngạt mũi khó thở Những nguyên nhân gây nên ngạt mũi có thể kể đến như: 1.Viêm nhiễm, nhiễm khuẩn: viêm xoang, viêm mũi, viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp trên,... 2.Cảm cúm, cảm lạnh đơn thuần cũng có thể ngạt mũi. 3.Sử dụng nhiều thuốc xịt mũi 4..Dị ứng: ở những người có cơ địa dị ứng, việc tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi nhà, phấn hoa, lông thú vật, thức ăn bị dị ứng,... cũng có biểu hiện ngạt mũi, sổ mũi gây nên khó thở. Đặc biệt, trong các trường hợp dị ứng nặng, khó thở không đơn thuần chỉ do ngạt mũi mà còn có thể do co thắt các cơ của đường hô hấp, khi đó, người bệnh có biểu hiện khó thở nặng, cần được xử trí kịp thời, nếu không có thể xảy ra hậu quả đáng tiếc. 5.Dị dạng khoang mũi: lệch vách ngăn mũi, khối u, polyp trong mũi,... những nguyên nhân này cần được loại trừ nhất là khi ngạt mũi kéo dài. 6.Các yếu tố như: sức đề kháng yếu (trẻ nhỏ, người cao tuổi, người đang mắc những bệnh khác như tiểu đường,...), thường xuyên tiếp xúc với không khí khô, lạnh, ô nhiễm,... là những yếu tố thuận lợi khiến người bệnh dễ mắc bệnh hơn. 7.Rối loạn nội tiết: Trường hợp này thường xảy ra ở phụ nữ có thai >>> Xem chi tiết: Nguyên nhân gây nghẹt mũi Xử trí ngạt mũi – khó thở Để giảm bớt sự khó thở mũi, tránh phải thở miệng, bạn cần loại bỏ tình trạng ngạt mũi cùng những nguyên nhân của nó. Điều trị nguyên nhân ngạt mũi: nếu có những nguyên nhân cụ thể như dị dạng khoang mũi, bạn nên loại bỏ triệt để, có thể tạo hình vách ngăn hay cắt bỏ khổi u,... Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân có thể làm bạn dị ứng. Điều trị viêm mũi, viêm xoang , nhiễm trùng đường hô hấp trên,... Xịt rửa vệ sinh mũi thường xuyên: Dùng thuốc xịt mũi có chứa chất muối khoáng khoảng vài ba lần mỗi ngày để giảm thiểu sự tắc nghẽn trong mũi điuề này giúp làm mỏng dịch nhầy, ngăn chặn nguy cơ nghẹt mũi, khiến đường thở thông thoáng, bạn sẽ dễ thở hơn. Bổ sung lượng nước đầy đủ: Dịch nhầy dày đặc sẽ khiến cho bạn cảm thấy khó chịu và thậm chí còn khó thở. Vì thế, duy trì đủ lượng nước cho cơ thể là cách tốt nhất để làm mỏng dịch nhầy và ngăn chặn sự tắc nghẽn. Đây cũng là biện pháp ngăn ngừa viêm xoang và viêm tai. Vậy nên hãy bổ sung đủ nước hàng ngày. Xông hơi bằng tinh dầu và nước ấm: Bạn có thể pha thêm vào nước tắm chút tinh dầu bạc hà hoặc gừng giã nhỏ, sau đó tắm nhẹ nhàng và hít hơi nước bốc lên giống như xông hơi vậy. Việc này sẽ giúp mũi bạn dịu lại và hít thở trở nên dễ dàng hơn. Cách này rất hiệu quả trong trường hợp bạn bị ngạt mũi do cúm hay cảm lạnh. Súc miệng thường xuyên bằng nước muối khoáng: Súc miệng với nước muối khoáng chính là một trong những biện pháp khắc phục chứng chảy dịch mũi sau tại gia dễ dàng và rẻ tiền nhất. Bạn chỉ cần cho một chút muối pha loãng với nước ấm và súc miệng, bạn sẽ thấy được hiệu quả thần kì của nước muối trong việc đánh tan dịch nhầy ở cổ họng và làm dịu cơn ho. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, hãy súc miệng với nước muối loãng ấm một vài lần trong ngày. Nâng cao sức đề kháng: Đây là biện pháp quan trọng, nhất là khi bạn bị cúm, cảm lạnh bởi trong trường hợp này bạn không cần dùng thuốc mà khả năng miễn dịch của cơ thể đóng vai trò quyết định để đẩy lui bệnh. Chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng, tăng cường vitamin A, C và tập luyện thể dục, thể thao hợp lý giúp bạn có sức đề kháng tốt hơn. Nếu tình trạng ngạt mũi – khó thở không cải thiện hoặc nặng hơn, bạn cần tới gặp bác sỹ để được chẩn đoán và điều trị, xem xét dùng các thuốc nhỏ mũi co mạch hoặc kháng sinh nếu cần thiết. Lưu ý tránh tự ý điều trị tại nhà có thể dẫn tới hậu quả khhong mong muốn. Tác hại khi bị nghẹt mũi Nghẹt mũi là hiện tượng một hay cả hai lỗ mũi bị tắc nghẽn bởi dịch nhầy, hoặc hẹp vách ngăn mũi hoặc phù nề niêm mạc mũi khiến cho việc hít thở trở nên khó khăn và người bị nghẹt mũi phải thở bằng miệng. Nghẹt mũi dẫn đến tác hại: Người mệt mỏi, mất ngủ: Do mũi bị bóp nghẹt nên người bệnh cảm thấy khó thở, ngủ không ngon khiến người mệt mỏi, uể oải. Thiếu oxy não: Do không khí ấm, sạch không qua được mũi nên lượng oxy vào phổi giảm dẫn đến thiếu oxy lên não. Tình trạng này kéo dài khiến bệnh nhân bị đau đầu, chóng mặt. Viêm thanh quản, viêm họng: Nghẹt mũi kéo dài khiến người bệnh phải thờ bằng miệng khiến cổ họng bị khô, không khí không được lọc sạch vào thanh quản sẽ gây viêm thanh quản, viêm họng thậm chí viêm phế quản. 3. Tham khảo mẹo đơn giản thoát viêm xoang tại nhà Cách 1 :Mát xa mũi Dùng 2 ngón tay trỏ hướng vào hai bên lỗ mũi, ấn đẩy lên đẩy xuống 2 huyệt nghinh hương (sát cạnh cánh mũi), làm cho 2 lỗ mũi lúc thu hẹp lại, lúc phồng ra, đồng thời hít vào mạnh, tắc bên nào hít bên đó, thở ra đường miệng. Nếu 2 lỗ mũi vẫn tắc dùng ngón trỏ và ngón cái cùng bên cầm đầu chóp mũi lắc qua lắc lại, vừa lắc vừa hít mạnh đến khi thật thông thì thôi. Cuối cùng, dùng ngón tay cái để vào đầu mũi (tî chẩn) phía sát đường nhân trung môi trên bật ngược mũi lên 5-7 lần. Mỗi ngày làm từ 3-7 lần. Cách 2 : Nhỏ nước tỏi Dùng 1 tép tỏi giã nát đắp vào huyệt dũng tuyền, mỗi tối 1 lần. Cách xác định huyệt: lấy ở điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối giữa gốc ngón chân 2 (kể từ ngón cái) và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân. Huyệt dũng tuyền Cách 3: Làm ẩm không khí trong nhà Không khí thiếu độ ẩm cũng là một trong những nguyên nhân làm bạn ngạt mũi, đặc biệt là khi thời tiết bước vào thu và đông. Do vậy, bạn nên giữ độ ẩm cho căn phòng hợp lý. Theo các chuyên gia nhiệt độ ở mức 28 độC là sẽ tốt để chống ngạt mũi. Cách 4: Chườm khăn nước nóng lên tai Đây là mẹo mà nhiều người thường sử dụng. Trước khi đi ngủ, bạn lấy khăn thấm nước nóng đặt ở hai tai trong vòng khoảng 10-15 phút. Nó sẽ làm chứng ngạt mũi dịu đi. Lý do là ở tai có những dây thần kinh nhỏ xíu có tác dụng điều tiết máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông lỗ mũi. Cách 5: Nước chanh hoà mật ong Lấy một thìa mật ong và vài giọt chanh tươi bỏ vào một cốc nước ấm. Khấy đều và uống mỗi ngày 3 cốc. Mật ong sẽ nhanh chóng loại bỏ tắc mũi và chống ho hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả điều trị có thể kết hợp dùng các bài thuốc và các phương pháp với nhau. Thông thường, người ta hay dùng kết hợp một bài thuốc uống, một bài thuốc nhỏ, đắp tại chỗ với một phương pháp không dùng thuốc. Xem tham khảo: Chảy nước mũi, nguyên nhân và mẹo chữa hiệu quả Để bệnh nhanh dứt và tránh tái phát trở lại, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm Xoang Bách Phục với thành phần là cao Kinh Giới Tuệ, cao Kim Ngân Hoa, Hoắc Hương, Immunegamma…  Tác dụng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính trên cơ địa dị ứng, giảm các triệu chứng của bệnh như nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mũi có màu xanh hoặc vàng, giảm nguy cơ dị ứng, chống viêm, tiêu mủ, giảm đau cho các khu vực xoang, đầu và mặt trong bệnh viêm xoang mạn tính. Xoang Bách Phục – Lối thoát diệu kỳ cho bệnh viêm mũi, viêm xoang dị ứng Xoang Bách Phục – đứng đầu về tác dụng với bệnh viêm mũi xoang dị ứng Bệnh viêm mũi, viêm xoang dị ứng vốn khởi phát bệnh là do yếu tố cơ địa của người bệnh quá mẩn cảm với các yếu tố dị nguyên như: khói bụi, phấn hoa, lông chó mèo, thời tiết lạnh,…..Nắm được điểm này, các chuyên gia của Xoang Bách Phục đã linh hoạt trong việc sử dụng thành phần chính là NỤ HOA KINH GIỚI (có tác dụng chống nguy cơ dị ứng mạnh hơn cả cây kinh giới) giúp làm giảm mẫn cảm nhanh chóng và bền vững, không tác dụng phụ Muốn bệnh ổn định, không tái phát thì người bệnh cần phải đảm bảo: Làm GIẢM MẪN CẢM cho cơ địa + TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH của cơ thể để hạn chế sự ảnh hưởng của dị nguyên đối với người bệnh. Điều mà Xoang Bách Phục luôn khác biệt so với sản phẩm khác về xoang mũi, đó là hết hợp hoạt chất ImmuneGamma (được sản xuất độc quyền theo công nghệ Mỹ) giúp tăng cường miễn dịch mạnh mẽ, nên sẽ cải thiện rõ rệt sức đề kháng cho người bệnh Ngoài các tác dụng lâu dài, các thảo dược khác như Gai bồ kết, hoắc hương, kim ngân hoa sẽ giúp tăng cường đào thải các dịch mũi ứ đọng ở tận cùng bên trong các hốc mũi xoang, mang lại cảm giác nhẹ nhàng cho người bệnh chỉ sau ít ngày sử dụng. Có thể nói, với ba tác động: GIẢM MẪN CẢM – TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH – TĂNG ĐÀO THẢI DỊCH NHẦY, Xoang Bách Phục tự hào mang đến lối thoát diệu kì cho người bệnh viêm mũi, viêm xoang dị ứng Để mua đúng Xoang Bách Phục tại nhà thuốc hãy xem TẠI ĐÂY Nếu bạn còn thắc mắc về bệnh viêm mũi, viêm xoang dị ứng – vui lòng gọi về tổng đài 1800 1014 (miễn phí cước gọi) để được giải đáp thắc mắc

Chữa bệnh bao lâu thì khỏi?

Tôi sinh ra ở Nam Định rồi chuyển ra Hà Nội đã được 10 năm nay. Tôi bị Viêm mũi dị ứng từ nhỏ, thường đến mùa đông lạnh bệnh sẽ tái phát. Từ khi ra Hà Nội, bệnh của tôi ngày một nặng hơn mặc dù đã thử rất nhiều loại thuốc. Tôi có đi khám và được bác sỹ giới thiệu về phương pháp Giải mẫn cảm đặc hiệu. Chuyên gia có thể tư vấn cho tôi dùng phương pháp này có hiệu quả không? Có tốn kém không và mất bao lâu thì khỏi bệnh? Ngoài phương pháp này ra, có cách nào để chữa bệnh hiệu quả nữa không? Xin cảm ơn (Vũ Hải- 42 tuổi) Trả lời: Chào anh Hải, Bệnh Viêm mũi dị ứng, viêm xoang dị ứng có đặc điểm là bệnh liên quan đến cơ địa mẫn cảm của từng người. Do đó, nếu chỉ chữa trị triệu chứng thì bệnh vẫn tái phát gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Cho đến nay, giải mẫn cảm đặc hiệu là biện pháp điều trị Viêm xoang mũi dị ứng hiệu quả nhất (80- 90%). Người bệnh sẽ được tiêm kháng nguyên dị ứng với liều lượng tăng dần, nhằm kích thích cơ thể sản sinh kháng thể tự nhiên. Từ đó cơ thể người bệnh sẽ không còn dị ứng với loại kháng nguyên đó nữa (bạn có thể hình dung phương pháp này tương tự như tiêm vắc xin vậy). Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi người bệnh phải thật kiên trì . Thời gian chữa bệnh thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Thậm chí mất từ 1- 3 năm nếu người bệnh dị ứng với nhiều loại kháng nguyên. Ở Việt Nam, giải mẫn cảm đặc hiệu mới chỉ được sử dụng trong vòng 2 thập niên gần đây. Tuy nhiên, cho đến nay phương pháp này vẫn chưa được phổ biến do nhiều nguyên nhân như: yêu cầu cơ sở vật chất y tế cao, trung tâm y tế phải có khả năng xử lý tốt khi bệnh nhân bị sốc phản vệ sau khi tiêm thuốc, liệu trình điều trị kéo dài và tốn kém…Đấy là chưa kể đến việc phương pháp này chỉ giải được mẫn cảm với một số yếu tố dị nguyên nhất định như: bụi nhà, phấn hoa…còn dị ứng với thay đổi thời tiết, mùi lạ…thì không giải quyết được. Người bệnh có thể sử dụng phương pháp giải dị ứng đơn giản và ít tốn kém hơn. Chẳng hạn như dùng thảo dược có tính Giải mẫn cảm (Kinh giới tuệ - có trong sản phẩm Xoang Bách Phục). Khi sử dụng sản phẩm, cơ thể người bệnh được tăng cường khả năng chịu đựng nếu tiếp xúc với dị nguyên hoặc tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng. Nhờ đó, nếu kiên trì dùng trong một khoảng thời gian nhất định, sức chịu đựng của cơ thể tăng lên, cơ thể sẽ ít hoặc không còn phản ứng mẫn cảm nếu tiếp xúc với các yếu tố nói trên nữa. Phương pháp này có ưu điểm là cách sử dụng dễ dàng, người bệnh sẽ được tăng cường khả năng chịu đựng từ bên trong, do đó hiệu quả cả khi bạn bị mẫn cảm khi thay đổi thời tiết, tiếp xúc mùi lạ, phấn hoa, lông thú…hoặc với nhiều loại dị nguyên khác. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần kiên trì sử dụng, nên dùng từ 3- 6 tháng (tốt nhất là khoảng 6 tháng) và dùng liên tục để đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, bạn nên áp dụng thêm những chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý để giúp bệnh nhanh khỏi hơn nhé (xem thêm TẠI ĐÂY ) Chúc bạn sức khỏe. Có thể bạn quan tâm: Kinh giới tuệ- Thảo dược ngăn ngừa Viêm xoang, viêm mũi tái phát Làm sao giải quyết triệt để Viêm xoang dị ứng?

Mua sản phẩm ở đâu?

Câu Hỏi: Tôi có thể mua được sản phẩm Xoang Bách Phục ở đâu? Có những cách mua hàng như thế nào? Trả lời: Chào bạn, sản phẩm Xoang Bách Phục hiện được phân phối tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Để mua hàng bạn có thể làm theo 1 trong 3 cách sau: Cách 1: Hãy làm theo các bước sau: -          Click vào mục “Mua hàng” hoặc mục “Điểm bán Xoang Bách Phục” ở cuối mỗi bài viết -          Chọn tỉnh hoặc thành phố bạn cần mua hàng. -          Tới địa chỉ nhà thuốc gần bạn nhất để mua Xoang Bách Phục. Cách 2: Gọi điện trực tiếp tới tổng đài miễn cước 1800 1014 (trong giờ hành chính) để được hướng dẫn địa chỉ mua hàng cũng như được tư vấn thêm thông tin về bệnh. Cách 3: Để được giao hàng tận nhà, click vào Mua hàng online  

Tại sao ngồi điều hòa hay bị hắt hơi?

Cháu chào bác sỹ. Cháu bị Viêm xoang dị ứng 2 năm nay. Thường thì chỉ khi nào thay đổi thời tiết mới hay bị hắt hơi, sổ mũi. Không hiểu sao mấy tháng trở lại đây, hễ ngồi điều hòa là cháu lại bị hắt hơi liên tục, mặc dù đang là mùa nóng. Cháu làm văn phòng nên cũng ở phòng điều hòa suốt cả buổi. Bác sỹ có thể cho cháu biết tại sao ngồi điều hòa lại hay bị hắt hơi? Có phải bệnh của cháu đã nặng lên không? Cháu phải làm gì để giải quyết tình trạng này? (Ngọc Anh- 29t- HN)   Trả lời: Chào bạn Ngọc Anh, Việc ngồi phòng điều hòa lạnh, ra vào giữa phòng điều hòa với  bên ngoài trời nắng nóng cũng gây ảnh hưởng tương tự như khi thay đổi thời tiết vậy. Khi ngồi điều hòa quá lạnh hoặc đi ra vào phòng điều hòa chênh lệch từ 10 độ C với ngoài trời, cũng giống như thay đổi thời tiết đột ngột. Điều này hết sức bất lợi cho những người bị Viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Không chỉ vậy, máy điều hòa không khí còn là nơi thích hợp cho các vi sinh vật như nấm mốc và vi trùng cư ngụ và phát triển. Các vi sinh vật này có thể theo làn khí của máy điều hòa đi tới khắp nơi trong phòng. Điều này sẽ khiến cho những nguời bị các bệnh hô hấp nói chung và bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng nói riêng gặp nhiều rắc rối. Khi gặp thời tiết nóng bức và buộc phải dùng điều hòa, bạn hãy lưu ý để chênh lệch nhiệt độ trong phòng và ngoài trời không quá 10 độ C. Tốt nhất không nên bật điều hòa xuống dưới 26 độ. Định kỳ vệ sinh điều hòa để tránh tích tụ vi khuẩn, bụi bặm. Nguy cơ nhiễm khuẩn ở phòng kín cao gấp 2- 5 lần so với bình thường. Vì vậy hãy mở cửa và để phòng thật thông thoáng khi không bật điều hòa. Ngoài các giải pháp phòng ngừa bên ngoài, bạn hãy tập cho cơ thể có khả năng thích ứng với các tác nhân gây dị ứng bằng cách làm giảm mẫn cảm nhờ các phương pháp như: Giải mẫn cảm đặc hiệu, hoặc sử dụng thảo dược có tính chất giải mẫn cảm như Kinh giới tuệ, Kim ngân hoa… Chúc bạn sớm khỏi bệnh. Có thể bạn quan tâm: Sợ điều hòa- nỗi khổ người bị Viêm xoang

Loading...