Điều trị bệnh viêm xoang hiệu quả

Bệnh viêm xoang mang đến cho người bệnh rất nhiều sự khó chịu: mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi,..., từ đó gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Vậy làm thế nào để chấm dứt những triệu chứng đó? Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để lựa chọn cho mình cách điều trị phù hợp. dieu tri viem xoang

Viêm xoang và những nguyên nhân

Viêm xoang là tình trạng viêm các xoang cạnh mũi. Đây là những hốc xương nhỏ trong khối xương mặt, giúp làm giảm trọng lượng của đầu , thông khí và góp phần sưởi ấm, làm ẩm không khí đi vào mũi. Nhứng có các lỗ thông với mũi, do vậy tình trạng viêm nhiễm ở mũi có thể lan lên các xoang gây viêm. Các nguyên nhân thường gặp đó là:
  • Viêm nhiễm đường hô hấp trên: viêm mũi, viêm họng, viêm amidan,...
  • Bệnh răng lợi: sâu răng, viêm lợi,...
  • Do dị ứng: dị ứng bụi nhà, phấn hoa, lông súc vật,...
  • Chấn thương vùng hàm mặt: do ngã, tai nạn giao thông, tai nạn lao động,... gây xỡ xoang, tụ máu trong xoang,...
  • Thay đổi cấu trúc mũi xoang: dị dạng vách mũi, dị dạng xoang, u trong mũi, xoang,...
  • Các bệnh khác như: tiểu đường, suy giảm miễn dịch, rối loạn vận mạch,...

Các triệu chứng viêm xoang hay gặp

Đau nhức vùng mặt

Người bệnh mắc viêm xoang dị ứng thường đau thành cơn, đau nhiều hơn về sáng do dịch thường ứ lại trong xoang ban đêm. Đau có thể ở vùng má, trán, thái dương hai bên, lan lên đỉnh đầu, sang phía sau gáy hoặc lan xuống răng. Ngoài những cơn đau này thường chỉ thấy nặng đầu.

Chảy mũi

Có thể chảy mũi một bên nhưng thường gặp ở cả hai bên. Dịch ban đầu loãng, sau đặc dần, có màu xanh hoặc vàng, mùi tanh và nồng, làm hoen ố khăn tay. Người bệnh có thể xì mũi ra trước hoặc chảy xuống họng.

Ngạt tắc mũi

Thường gặp ở cả hai bên. Ngạt mũi có thể ở các mức độ khác nhau: nhẹ, vừa, từng lúc hoặc liên tục. Ban đầu có thể nhẹ, vừa, từng lúc nhưng nếu kéo dài sẽ tăng nặng dần lê, người bệnh ngạt mũi liên tục, phải dùng miệng để thở.

Điếc mũi

Đi kèm với ngạt mũi, người bệnh thường ngửi kém. Điều này có thể làm giảm cảm giác ngon miệng, đôi khi có thể gây nguy hiểm do bệnh nhân không phát hiện được các mùi khó chịu, độc hại.

Các biểu hiện khác

Một số biểu hiện có thể gặp: sốt, mệt mỏi, các triệu chứng viêm đường hô hấp kéo dài: ngứa họng, ho khan, hắt hơi,...

Các phương pháp điều trị viêm xoang

Viêm xoang có thể điều trị bằng thuốc (nội khoa) hoặc các phương pháp điều trị ngoại khoa. Mục tiêu chính của điều trị: giảm phù nề, giảm viêm mũi, xoang, giới hạn nhiễm trùng, tăng dẫn lưu xoang và giữ cho các xoang được thông.

Điều trị nội khoa

Tại chỗ: Làm cho hốc mũi sạch và thông thoáng: người bệnh có thể xì mũi nếu mũi chảy ra phía trước, rửa mũi bằng nước muối (tốt nhất là nước muối sinh lý – Natri clorid 0,9%) thường xuyên, nhất là sau khi tiếp xúc với khói, bụi, hóa chất,... Bạn cũng có thể hút dịch mũi, mủ bằng các dụng cụ hút mũi, song trong trường hợp có nhiều mủ, mủ đặc, bạn nên tới gặp bác sỹ để được tư vấn và hỗ trợ. Nhỏ thuốc, xịt thuốc: các loại thuốc dùng để nhỏ mũi thường để giảm triệu chứng: giảm viêm, giảm phù nề,..., bao gồm: Thuốc gây co mạch: pseudophedrine, phenylephrine,... các thuốc này có thể được dùng từ 10 đến 14 ngày. Do chúng có khả năng gây tăng huyết áp, tim đập nhanh, nên không dùng ở những bệnh nhân bị bệnh về tim mạch. Chúng cũng được coi là một loại doping nên không được dùng cho các vận động viên khi thi đấu. Thuốc giảm phù nề: kháng histamin (chlorpheniramin, promethazin, acrivastin, levocetirizine, loratadine...). Các loại thuốc này rất hiệu quả đối với ngứa và sổ mũi do dị ứng nhưng không có tác dụng chữa nghẹt mũi nên thương phối hợp với thuốc gây co mạch để điều trị ngạt mũi. Thuốc chống viêm: corticoid (beclomethasone, fluticasone,...) có tác dụng giảm tất cả các triệu chứng như ngứa mũi xoang, chảy mũi,.... Tuy nhiên, dùng thuốc chứa corticoid đường uống cỏ thể gây nhiều tác dụng phụ (loãng xương, tiểu đường, tăng huyết áp,...) nên thường được dùng dưới dạng xịt, ở dạng này thuốc có thể dùng kéo dài hơn mà ít có tác dụng không mong muốn hơn. Mặc dù vậy, bạn nên có lời khuyên của bác sỹ trước khi dùng thuốc loại này. Xông hơi nước nóng: bạn có thể dùng các loại thuốc, dược thảo chứa tinh dầu dễ kiếm để xông hơi như: bạc hà, vỏ cam, chanh, bưởi,... Có nhiều cách xông: dùng máy xông, tắm nước nóng có chứa các loại dược thảo đó hoặc múc nước đó ra bát to để ngửi. Khí dung mũi xoang: bác sỹ có thể kê kháng sinh hoặc thuốc chứa corticoid cho bạn dưới dạng khí dung. Dùng thuốc đường toàn thân: Kháng sinh: trong trường hợp bạn bị nhiễm trùng, bác sỹ có thể kê cho bạn các loại kháng sinh khác nhau tùy theo chủng vi khuẩn gây bệnh. Các loại thuốc thường dùng là amoxicilin hoặc nhóm macrolid (azithromycin, clarythromycin,...). Trường hợp vi khuẩn kháng thuốc, không đáp ứng điều trị hoặc cá triệu chứng của người bệnh không giảm, bác sỹ có thể kê các nhóm thuốc khác. Một lưu ý quan trọng khi dùng kháng sinh đó là bạn phải dùng thuốc đúng liều, đủ liều, không tự ý dừng thuốc khi thấy các triệu chứng đã giảm, điều này có thể dẫn tới sự kháng thuốc ngày càng tăng của vi khuẩn. Thuốc chống viêm, gỉảm đau, hạ sốt dùng đường uống: paracetamol, ibuprofen, aspirin,... Các thuốc này có thể gây hoặc làm nặng thêm tình trạng viêm dạ dày, do vậy bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng, nhất là trong trường hợp bạn đang mắc hoặc có dấu hiệu mắc bệnh. Ngoài ra bạn nên uống nhiều nước, giúp làm loãng đờm, bổ sung thêm vitamin C (cam, chanh, bưởi, cà rốt,...) để tăng sức đề kháng. Các thực phẩm ấm như gừng, tỏi,... có thể cung cấp thêm cho bạn các chất kháng sinh có lợi, phòng tránh viêm xoang .

Điều trị ngoại khoa

Thường được chỉ định trong các trường hợp viêm xoang mạn tính, kéo dài, điều trị nội khoa không đỡ, bao gồm: Chọc rửa xoang: thường áp dụng với viêm xoang hàm, xoang trán mạn tính. Chọc xoang còn giúp bác sỹ chẩn đoán, cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ hoặc lấy tế bào làm xét nghiệm. Phương pháp Proezt: đưa thuốc dạng lỏng vào xoang thông qua hút không khí trong xoang qua đường mũi. Thuốc thường đưa vào là kháng sinh, corticoid, co mạch. Phẫu thuật: thường chỉ được dùng khi các phương pháp trên thất bại. Có thể mổ để giải quyết nguyên nhân: cắt polyp, cắt u, sửa dị dạng vách mũi, lỗ thông,... hoặc phẫu thuật nội soi chức năng. Hiện nay, phẫu thuật nội soi chức năng ngày càng được áp dụng rộng rãi do mức độ xâm lấn ít hơn, ít tai biến, thời gian phục hồi ngắn hơn và đảm bảo thẩm mỹ.

Dùng bài thuốc dân gian bằng thảo dược

Gần đây, xu hướng lựa chọn sử dụng các sản phẩm từ thảo dược rất được người bệnh ưu tiên lựa chọn để đảm bảo không gặp các tác dụng phụ không mong muốn, và có thể hạn chế bệnh tái phát rất tốt. Thành phần của Xoang Bách Phục bao gồm: cao Kinh Giới Tuệ, cao Kim Ngân Hoa, Hoắc Hương, Immunegamma… Tác dụng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính trên cơ địa dị ứng, giảm các triệu chứng của bệnh như nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mũi có màu xanh hoặc vàng, giảm nguy cơ dị ứng, chống viêm, tiêu mủ, giảm đau cho các khu vực xoang, đầu và mặt trong bệnh viêm xoang mạn tính. XBP Để tìm mua Xoang Bách Phục ở nhà thuốc gần nhà, hãy xem TẠI ĐÂY

Bài thuốc dân gian khác

Bên cạnh điều trị bằng y học hiện đại, bạn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian chữa viêm xoang dưới đây để nhanh chóng xua tan nỗi lo lắng về bệnh viêm xoang . Hạt lạc: Lấy 7 - 9 hạt lạc bỏ vào hộp sắt, đậy kín miệng hộp bằng giấy, chừa một lỗ nhỏ. Đặt hộp sắt lên bếp và dùng khói bốc lên từ lỗ nhỏ để xông mũi. Mỗi ngày làm một lần, kiên trì trong vòng 30 ngày, bệnh sẽ đỡ. Hoa ngũ sắc: Lấy hoa ngũ sắc tím tươi 10 bông, rửa thật sạch, nghiền nát ngâm với 10ml cồn 70 độ. Sau đó, bạn lọc qua gạc sạch để được một dung dịch màu xanh. Mỗi ngày, người bệnh dùng bông gòn tẩm ướt cồn thuốc rồi đặt vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 10 phút..
Cập nhật lúc: 17/01/2024
*ƯU ĐÃI* nhân dịp sinh nhật 12 tuổi: Tích đủ 12 điểm tặng ngay 1 hộp trà Đông trùng hạ thảo hoặc 1 hộp Đông trùng hạ thảo 20 viên trị giá 600.000đ. (Áp dụng song song với chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên). Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.6397
Loading...