vmdu

Bài thuốc điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà

Bệnh viêm mũi dị ứng gây ra những triệu chứng rất khó chịu cho người bệnh. Việc khám chữa có thể rất tốn kém và mất thời gian nhưng không khỏi bệnh. Rất nhiều bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng thường nản lòng trong quá trình điều trị, đặc biệt là những người ở thể viêm mũi dị ứng mạn tính. Vậy có cách nào để chữa trị viêm mũi dị ứng tại nhà, giúp tiết kiệm thời gian? Có thể bạn quan tâm: Viêm mũi dị ứng và cách điều trị Viêm mũi dị ứng nói riêng là do rối loạn quá mẫn của hệ miễn dịch. Phản ứng dị ứng xảy ra để chống lại các chất lạ trong môi trường được gọi là chất gây dị ứng, các phản ứng này xảy ra nhanh chóng và có thể dự đoán được. Viêm mũi dị ứng thường có các biểu hiện như chảy nước mũi, ngạt mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt, ngứa mắt, ho, đau họng… Những triệu chứng này rất khó chịu nếu không được chữa trị kịp thời, làm ảnh hưởng tới học tập, công việc của người bệnh. Để chẩn đoán bệnh này một cách chính xác, cần có xét nghiệm máu, xét nghiệm qua da để tìm kiếm tác nhân gây dị ứng, và phải có thăm khám của bác sỹ. Điều trị viêm mũi dị ứng cấp tính thường không khó khăn nhưng khi bệnh đã chuyển sang mạn tính thì rất phức tạp, mặc dù cho đến nay y học hiện đại đã có khá nhiều thuốc và kỹ thuật xử lý. Kinh nghiệm dân gian, cũng có khá nhiều bài thuốc trị bệnh hiệu quả. Bạn có thể tham khảo các cách dưới đây 1. Điều trị viêm mũi dị ứng bằng bài thuốc dân gian Bài 1: Hoa cứt lợn tím tươi 1 cái, lá khế tươi 2 cái, lá bạc hà tươi 2 cái. Ba thứ rửa thật sạch, nghiền nát, gói vào gạc rồi nút vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 15 phút. Bài 2: Dịch ép tỏi 1 phần, mật ong 2 phần, hai thứ hòa đều, nhỏ mũi 3 lần mỗi ngày. Bài 3: Sáp ong 1 miếng, nhai nát nuốt nước bỏ bã, mỗi ngày 2 – 3 lần. Bài 4: Dây mướp (ty qua đằng), lấy đoạn gần gốc khoảng 1cm, thịt lợn nạc 60g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, nấu chín dùng làm canh ăn hàng ngày, 5 ngày là một liệu trình, dùng liên tục 3 liệu trình. Bài 5 : Kim ngân hoa 20g, ké đầu ngựa 10g, bèo cái tía 30g. Sắc trong 300ml nước còn 150ml chia 2 lần uống trong ngày. Bài 6 : Tân di 60g, ké đầu ngựa 12g, bạch chỉ 6g, hành 90g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, tán bột, cho thêm một chút bột thạch cao, băng phiến, lô cam thạch. Mỗi ngày, buổi trưa và tối trước khi ngủ, rửa sạch khoang mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%, rồi dùng bông y tế chấm bột thuốc vào trong. Bài 7 : Tân di 15g, trứng gà 2 quả, cho tân di vào nấu với 2 bát nước còn 1 bát, trứng gà luộc chín bỏ vỏ, chích 10 lỗ xung quanh rồi đun với nước sắc tân di 1 bát, uống nước ăn trứng. Bài 8 : Óc lợn 1 đôi, trứng gà 2 quả. Đánh đều, gia thêm một chút đường phèn và rượu lâu năm, hấp ăn. 2. Điều trị không dùng thuốc tại nhà Cách 1 : Dùng 2 ngón tay trỏ hướng vào hai bên lỗ mũi, ấn đẩy lên đẩy xuống 2 huyệt nghinh hương (sát cạnh cánh mũi), làm cho 2 lỗ mũi lúc thu hẹp lại, lúc phồng ra, đồng thời hít vào mạnh, tắc bên nào hít bên đó, thở ra đường miệng. Nếu 2 lỗ mũi vẫn tắc dùng ngón trỏ và ngón cái cùng bên cầm đầu chóp mũi lắc qua lắc lại, vừa lắc vừa hít mạnh đến khi thật thông thì thôi. Cuối cùng, dùng ngón tay cái để vào đầu mũi (tî chẩn) phía sát đường nhân trung môi trên bật ngược mũi lên 5-7 lần. Mỗi ngày làm từ 3-7 lần. Cách 2 : Dùng 1 tép tỏi giã nát đắp vào huyệt dũng tuyền, mỗi tối 1 lần. Cách xác định huyệt: lấy ở điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối giữa gốc ngón chân 2 (kể từ ngón cái) và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân. Huyệt dũng tuyền Để nâng cao hiệu quả điều trị có thể kết hợp dùng các bài thuốc và các phương pháp với nhau. Thông thường, người ta hay dùng kết hợp một bài thuốc uống, một bài thuốc nhỏ, đắp tại chỗ với một phương pháp không dùng thuốc. Ngoài những cách điều trị này bạn cũng nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, tập thể dục, có chế độ ăn uống hợp lý để tăng cường sức khỏe và giúp việc điều trị đạt hiệu quả tốt hơn. Bạn cũng có thể vệ sinh mũi thường xuyên bằng dung dịch nước muối sinh lý giúp làm sạch khoang mũi, loại bỏ khói bụi, vi khuẩn gây hại.

Nguyên nhân viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là bệnh mãn tính phổ biến nhất ở Mỹ trong đó tỷ lệ mắc tăng từ giai đoạn sơ sinh, cao nhất ở trẻ em và vị thành niên, người già chiếm tỷ lệ thấp nhất. Viêm mũi dị ứng là nguyên nhân chính gây ra các loại bệnh và hạn chế hoạt động ở cả trẻ em và người lớn; tương tự như bệnh hen suyễn, bệnh viêm mũi dị ứng ngày càng tăng theo thời gian. Bạn đã thực sự biết những tác nhân có thể dẫn tới căn bệnh này? Bệnh viêm mũi dị ứng là gì? Viêm mũi dị ứng là tập hợp các triệu chứng ảnh hưởng đến mũi và mắt như sưng, viêm các tế bào niêm mạc trong khoang mũi gây ngứa, chảy nước mũi, hắt xì hơi, mắt khó chịu. Những triệu chứng này xảy ra khi bạn hít phải một tác nhân nào đó làm bạn bị dị ứng, chẳng hạn như bụi, lông động vật, phấn hoa... Các triệu chứng cũng có thể xảy ra khi bạn ăn một loại thực phẩm mà bạn bị dị ứng hoặc do thay đổi thời tiết. Làm sao để biết bạn có bị viêm mũi dị ứng hay không? Việc đánh giá viêm mũi dị ứng cần dựa vào tiền sử chi tiết của bệnh nhân, khám lâm sàng cẩn thận, và xét nghiệm chẩn đoán thích hợp bao gồm các xét nghiệm chích qua da hoặc xét nghiệm huyết thanh cho kháng thể IgE. Viêm mũi dị ứng theo mùa dễ dàng phân biệt với viêm mũi dị ứng lâu năm bởi tiền sử bệnh và xác định bằng xét nghiệm qua da tích cực cho các tác nhân gây bệnh. Chính vì vậy cách tốt nhất có thể kết luận chính xác bạn có bị viêm mũi dị ứng hay không là bạn hãy đến cơ sở y tế gần nhất để làm những xét nghiệm, thăm khám cần thiết và bạn sẽ nhận được những lời khuyên tốt nhất từ các bác sỹ. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng là gì? Nguyên nhân sinh bệnh của dị ứng nói chung và viêm mũi dị ứng nói riêng là do phản ứng quá mẫn cảm của cơ thể đối với các tác nhân gây dị ứng có trong môi trường sống. Những người có nhiều kháng thể IgE (chống các chất lạ vào cơ thể) dễ mắc viêm mũi dị ứng hơn người bình thường khác, mà khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng thì khả năng bị bệnh sẽ rất cao. Các chất gây dị ứng trong không khí phổ biến nhất gây ra viêm mũi được mô tả dưới đây. Bọ ve trong bụi nhà Mạt bụi nhà có thể có các loại côn trùng nhỏ bé mà ăn các mảnh da chêt của người. bọ ve có thể ẩn náu trong nệm, thảm, đồ nội thất mềm, gối và thậm chí giường ngủ của bạn. Bọ ve không trực tiếp gây viêm mũi, mà là bởi một chất hóa học được tìm thấy trong phân của chúng. Bọ ve có mặt quanh năm trong bụi nhà với số lượng cao nhất vào mùa đông. Phấn hoa và bào tử Hạt nhỏ li ti của phấn hoa được sản xuất bởi cây và cỏ đôi khi có thể gây viêm mũi dị ứng. Hầu hết các cây thụ phấn từ đầu đến giữa mùa xuân, trong khi cỏ thụ phấn vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè. Những hạt nhỏ này có thể gây viêm mũi dị ứng. Viêm mũi cũng có thể được gây ra bởi các bào tử được sản xuất bởi nấm mốc và nấm. Động vật Chính những con vật yêu quý trong nhà bạn cũng có thể khiến bạn bị viêm mũi dị ứng. Nhiều người bị dị ứng với động vật, chẳng hạn như chó và mèo. Viêm mũi dị ứng chủ yếu xảy ra do lông của chúng. Chó và mèo là thủ phạm phổ biến nhất, tuy nhiên một số người còn bị ảnh hưởng bởi ngựa, trâu, bò, thỏ và động vật gặm nhấm như chuột lang và chuột đồng. Chất gây dị ứng trong công việc Một số người bị ảnh hưởng bởi chất gây dị ứng tồn tại trong môi trường làm việc của họ, chẳng hạn như bụi gỗ, bụi bột hoặc cao su. Những bệnh nhân trong trường hợp này được gọi là mắc viêm mũi dị ứng do nghề nghiệp. Thời tiết Những thay đổi nhiệt độ, độ ẩm của thời tiết cũng có thể làm cho các tế bào trong khoang mũi bị viêm, sưng. Chính vì vậy cần hết sức chú ý chăm sóc và bảo vệ khoang mũi khi thời tiết thay đổi để tránh viêm mũi dị ứng. Ngoài những chất gây dị ứng có trong không khí, một số tác nhân khác như thực phẩm, hóa chất trong công nghiệp, nước thải… cũng có khả năng gây viêm mũi dị ứng. Bệnh viêm mũi dị ứng tuy khó chữa dứt điểm nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng tránh bằng cách hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng này! Có thể bạn quan tâm: Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì? Thu Cúc

Triệu chứng viêm mũi dị ứng

Bệnh Viêm mũi dị ứng có thể gây chảy nước mũi liên tục, hắt hơi, đau họng, ngứa mắt… Viêm mũi dị ứng có những biểu hiện đặc trưng tuy nhiên lại rất dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường và viêm xoang. Bài viết dưới đây cung cấp cụ thể các triệu chứng của viêm mũi dị ứng và phân biệt nó với các tình trạng có biểu hiện tương tự. Biểu hiện viêm mũi dị ứng Viêm mũi là một bệnh có các triệu chứng do dị ứng hoặc viêm các tổ chức trong khoang mũi. Các triệu chứng của viêm mũi là do tắc nghẽn hoặc sung huyết ở các mạch máu. Các triệu chứng sẽ xảy ra ngay sau khi bạn tiếp xúc với các chất bạn bị dị ứng và có thể kéo dài. Những triệu chứng này là phản ứng tự nhiên của mũi khi bị viêm và kích ứng. Các triệu chứng viêm mũi cũng thường kết hợp với ngứa mắt. Chúng bao gồm: Chảy nước mũi: Người bệnh bị chảy cả 2 bên, dịch màu trong suốt, không có mùi. Mũi thường sản xuất chất nhầy để ngăn cản các chất như bụi, phấn hoa và ô nhiễm và vi trùng (vi khuẩn và virus). Chất nhầy chảy từ phía trước mũi và chảy xuống mặt sau của cổ họng. Khi có quá nhiều chất nhầy được sản sinh, nó có thể gây chảy nước mũi. Ngứa mũi: cảm giác ngứa có thể kéo dài trong khoảng vài giờ hoặc thậm chí vài ngày đến khi chữa khỏi triệu chứng viêm mũi Hắt hơi: cơ thể người bệnh sẽ thường xuyên hắt hơi, đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi có vật thể lạ đi vào đường hô hấp. Nghẹt mũi: Có khi ng ạt từng bên, có khi ngạt cả 2 bên, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở và có khi phải thở bằng miệng. Bị tắc tai và giảm khứu giác: hệ hô hấp của chúng ta là một đường thông nhau, chính vì vậy khi mũi bị nghẹt thì sẽ dẫn tới tai dễ bị tắc, khó nghe. Ho, đau họng: khi mắc viêm mũi dị ứng bạn có thể bị ho do sưng viêm ở cổ họng và kèm theo triệu chứng đau họng. Ho là phản ứng tự nhiên để làm sạch cổ họng khỏi những giọt chất nhày tiết ra từ mũi. Quầng thâm quanh mắt, bọng dưới mắt: các mạch máu quanh mắt cũng có thể bị sung huyết nên lưu thông máu kém, dẫn tới dễ có quầng thâm quanh mắt. Mệt mỏi và khó chịu Nhức đầu: Khi hắt hơi nhiều thì sẽ kéo theo cảm giác đau đầu do các cơ phải co thắt. Ngứa, hắt hơi, và các triệu chứng khác có thể là phản ứng do: Tác nhân gây dị ứng Tiếp xúc với các chất hóa học bao gồm cả khói thuốc lá Thay đổi nhiệt độ Nhiễm trùng Các yếu tố khác Với hầu hết mọi người, nghẹt mũi chuyển từ bên này sang bên mũi trong một chu kỳ dài vài giờ. Một số người có thể nhận thấy chu kỳ nghẹt mũi này rõ hơn những người khác, đặc biệt là nếu đường mũi hẹp. Luyện tập thể lực quá sức hoặc vận động đầu quá nhiều có thể dẫn đến nghẹt mũi. Tắc nghẽn các mạch máu nghiêm trọng có thể dẫn đến áp lực và đau đớn trên khuôn mặt, cũng như quầng thâm quanh mắt. Tham khảo thêm: Bài thuốc chữa viêm mũi hiệu quả Khác nhau giữa viêm mũi dị ứng và viêm xoang ? Bệnh viêm mũi dị ứng và viêm xoang dị ứng thường được gọi chung với khái niệm viêm mũi xoang dị ứng. Tác nhân gây dị ứng thường là các vật chất trong môi trường sống, vi khuẩn, dịch rỉ viêm trong mũi hoặc sự thay đổi khí hậu. Nguyên nhân gây bệnh là khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố lạ (được gọi là dị nguyên, như phấn hoa, bụi nhà, lông động xúc vật, thay đổi thời tiết...) cơ thể sẽ hình thành phản ứng miễn dịch sinh ra các kháng thể để chống lại dị nguyên đó. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm làm cho hệ thống miễn dịch trong cơ thể bị mất cân bằng, khiến cho lượng kháng thể được tạo ra quá mức cần thiết.  Khi này cơ thể gặp phải các yếu tố lạ  trên thì lập tức sinh ra các phản ứng dị ứng làm xuất hiện các triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi... Khi tình trạng viêm mũi dị ứng diễn ra nặng dần làm cho hốc mũi xoang bội nhiễm vi khuẩn (do các hốc xoang mũi thông nhau), gây cản trở đường thở, các lỗ thông xoang nhanh chóng bị bít tắc và dẫn tới viêm xoang. Các bất thường trong cấu trúc vùng xoang như lệch vẹo vách ngăn, phù nề cuốn mũi, mỏm ác...sẽ là yếu tố thuận lợi làm có quá trình bít tắc lỗ thông xoang diễn ra nhanh hơn và nặng nề hơn. Như vậy viêm mũi dị ứng kéo dài không được giải quyết triệt để sẽ phát triển thành viêm xoang mũi dị ứng, hay gọi đơn giản là viêm xoang Khi có tổn thương tại các hốc xoang, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác tùy theo vị trí xoang bị tổn thương như đau nhức vùng trán, vùng đỉnh đầu, sau gáy, vùng mắt, gò má, dịch chảy xuống họng, khiến người bệnh hay có thói quen khạc nhổ... Về điều trị thì cần loại bỏ nguyên nhân gây bệnh: không tiếp xúc với dị nguyên, điều chỉnh phản ứng dị ứng miễn dịch của cơ thể thông qua phương pháp giải mẫn cảm - chống dị ứng và kết hợp điều trị triệu chứng. Các hốc xoang thường nằm sâu hơn và dẫn lưu kém hơn nên so với viêm mũi dị ứng thì viêm mũi xoang dị ứng khó điều trị hơn, người bệnh cần kiên trì trong 1 thời gian dài gây tốn kém và mệt mỏi cho người bệnh. Hiện nay Y học đã phát hiện ra cơ chế giải mẫn cảm đơn giản mà hiệu quả hơn cho người bệnh, đó là sử dụng dịch chiết từ nụ hoa kinh giới kết hợp với một số thảo dược và hoạt chất cần thiết giúp giảm nhanh triệu chứng viêm xoang, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Kết quả của bài thuốc kỳ diệu đó chính là Xoang Bách Phục Hình ảnh hộp và vỉ Xoang Bách Phục Để tìm mua Xoang Bách Phục tại nhà thuốc gần nhà, hãy xem TẠI ĐÂY Muốn biết ai đã dùng và hiệu quả như thế nào, xem TẠI ĐÂY  

Viêm mũi dị ứng mạn tính - Nguyên nhân, điều trị

Viêm mũi dị ứng nếu không chữa trị các triệu chứng kịp thời hoặc không phòng bệnh hợp lý sẽ dẫn tới viêm mũi kéo dài, có thể trở thành viêm mũi dị ứng mạn tính. Bệnh diễn ra quanh năm, năm này qua năm khác khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong đời sống thường ngày. 1. Viêm mũi dị ứng mạn tính là gì? Viêm mũi dị ứng mạn tính là biểu hiện các triệu chứng viêm mũi kéo dài. Định nghĩa các bác sĩ sử dụng cho viêm mũi mạn tính là triệu chứng viêm mũi xuất hiện trong một giờ hoặc nhiều hơn ở hầu hết các ngày trong năm. Tuy nhiên, trong thực tế có sự thay đổi lớn. Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng xuất hiện ở một khoảng thời gian nhất định trong ngày, kéo dài nhiều ngày. Trong một số trường hợp, các triệu chứng xuất hiện rồi biến mất. Mức độ nghiêm trọng của viêm mũi dị ứng mạn tính có thể khác nhau. Một số người có dị ứng mũi nhẹ mà từ khi có bệnh đến khi hết ít gây rắc rối. Mặt khác, một số người rất mệt mỏi bởi thông thường, các triệu chứng xuất hiện hàng ngày. Các triệu chứng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến công việc, học tập, cuộc sống và đời sống xã hội. 2. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng mạn tính Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm mũi mạn tính là bị dị ứng với bọ ve trong bụi nhà. Tuy nhiên, dị ứng với vật nuôi hoặc động vật khác cũng phổ biến. Bọ ve trong bụi nhà là một sinh vật nhỏ bé hiện diện trong mỗi gia đình. Nó chủ yếu sống trong phòng ngủ, nệm, gối và thảm. Nó thường không gây hại nhưng một số người bị dị ứng với các chất thải của bọ ve. Bọ ve trong bụi nhà có mặt quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa xuân và mùa thu. Mảnh da chết, lông nước tiểu và nước bọt của vật nuôi như mèo, chó, ngựa, chuột đồng, chuột lang,… cũng là nguyên nhân gây ra dị ứng ở một số người. Tác nhân gây dị ứng khác ít phổ biến hơn. Dị ứng trong công việc đôi khi cũng xảy ra. Ví dụ, dị ứng do động vật thí nghiệm, cao su, để bột hay bụi gỗ, hoặc các hóa chất khác. Nếu các triệu chứng giảm bớt vào cuối tuần hoặc ngày lễ thì có thể nghĩ tới dị ứng do công việc. Bệnh sốt mùa hè (do dị ứng với phấn hoa) là một dạng khác của viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, bệnh sốt mùa hè có xu hướng theo mùa và không kéo dài bởi vì nó xảy ra trong một khoảng thời gian cụ thể mỗi năm. Ví dụ, mùa phấn hoa cỏ trong thời gian cuối mùa xuân và đầu mùa hè. Các triệu chứng của dị ứng ở mũi là do hệ miễn dịch phản ứng với các chất gây dị ứng (như phân phấn hoa hay bụi nhà). Các tế bào trong niêm mạc mũi sẽ phản ứng viêm, sưng, chảy nước mũi… khi họ tiếp xúc với các chất gây dị ứng. 3. Ai dễ mắc viêm mũi dị ứng mạn tính? Viêm mũi dị ứng mạn tính khá phổ biến. Nó có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên người lớn thường mắc nhiều hơn trẻ em. Bệnh ngày càng trở nên phổ biến ở người lớn tuổi. Nhiều người bị viêm mũi kéo dài cho biết họ bị cảm lạnh dai dẳng. Tuy nhiên, cảm lạnh là do nhiễm virus và thường chỉ kéo dài một tuần hoặc lâu hơn. Viêm mũi mạn tính không phải do nhiễm trùng. Bạn cũng có nhiều khả năng mắc viêm mũi dị ứng mạn tính nếu bạn đã có bệnh hen suyễn hoặc eczema. Tương tự, nếu bạn mắc viêm mũi dị ứng, bạn có nhiều khả năng phát triển bệnh chàm hoặc hen suyễn vì các bệnh này có liên quan tới nhau. Viêm mũi dị ứng mạn tính cũng có thể là do di truyền. 4. Cách thông thường để điều trị viêm mũi dị ứng mạn tính Việc điều trị viêm mũi dị ứng mạn tính cũng giống như điều trị viêm mũi dị ứng nói chung. Các phương pháp điều trị thường được sử dụng cho viêm mũi dị ứng là tránh các nguyên nhân gây ra dị ứng, thuốc xịt mũi kháng histamin, thuốc kháng histamin và thuốc xịt mũi steroid. Trên đây là các đề xuất về thuốc điều trị viêm mũi dị ứng, tuy nhiên với mỗi thể trạng khác nhau có tiên lượng thuốc điều trị khác nhau, đề nghị uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tránh các nguyên nhân gây ra dị ứng Nếu bạn có viêm mũi dị ứng mạn tính, việc tránh các nguyên nhân gây ra dị ứng sẽ giúp làm giảm các triệu chứng. Tuy nhiên, để chữa trị dứt điểm cũng cần phối hợp với các biện pháp khác. Thuốc xịt mũi kháng histamin Việc sử dụng thuốc xịt mũi kháng histamin có thể nhanh chóng giảm ngứa, hắt hơi và chảy nước mũi (trong vòng 15 phút hoặc lâu hơn). Thuốc kháng histamin hoạt động bằng cách ngăn chặn tác động của histamin - một trong những hóa chất liên quan đến phản ứng dị ứng. Thuốc này có thể được sử dụng theo yêu cầu nếu bạn có các triệu chứng nhẹ. Thuốc kháng histamin (hoặc thuốc uống) Thuốc kháng histamine dùng bằng đường uống (viên nén hoặc chất lỏng) là một sự thay thế. Thuốc dễ dàng đẩy lùi hầu hết các triệu chứng nhưng có thể khó làm giảm nghẹt mũi. Thuốc kháng histamin dùng bằng đường uống là phú hợp nếu bạn có triệu chứng mũi và triệu chứng mắt. Loại thuốc này thường dùng cho trẻ nhỏ thay vì xịt mũi. Tác dụng của thuốc thường kéo dài trong vòng một giờ. Do đó, người bệnh có thể sử dụng nếu các triệu chứng nhẹ. Có một số nhãn hiệu thuốc kháng histamin mà bạn có thể mua tại các hiệu thuốc hoặc cần được kê đơn. Thương hiệu cũ như chlorphenamine có tác dụng tốt nhưng dễ gây buồn ngủ, vì vậy không nên sử dụng nếu bạn đang lái xe hay vận hành máy móc. Một số loại thuốc mới ít gây buồn ngủ như acrivastine và bilastine. Tuy nhiên, để sử dụng thuốc an toàn bạn cần hỏi bác sỹ, dược sĩ để được tư vấn. Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, bạn nên tránh sử dụng loại thuốc này. Điều trị bằng thuốc xịt mũi chứa steroid thường là liệu pháp thay thế. Bạn cần trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Xem chi tiết hơn: Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì? 5. Bệnh này cần điều trị trong bao lâu? Viêm mũi dị ứng mạn tính thường cần điều trị thường xuyên để ngăn ngừa các triệu chứng. Tuy nhiên, theo thời gian triệu chứng có thể giảm bớt và thậm chí hết hoàn toàn trong một số trường hợp. Việc điều trị chỉ nên kéo dài lâu nhất là sáu tháng sau đó nên dừng lại để xem xét nếu triệu chứng không trở lại thì không cần điều trị. Việc điều trị có thể được bắt đầu lại nếu các triệu chứng xuất hiện. Tất nhiên, nếu bạn bị viêm mũi dị ứng mạn tính, nếu loại bỏ nguồn gốc của dị ứng, các triệu chứng của bạn giảm và dừng lại thì bạn có thể không cần điều trị. 6. Làm sao để phòng viêm mũi dị ứng mạn tính? Chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao Khi có biểu hiện viêm mũi dị ứng cần điều trị ngay để tránh kéo dài Tránh các tác nhân gây dị ứng Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh ẩm ướt Khi có bất kỳ triệu chứng nào của viêm mũi dị ứng bạn nên chữa trị một cách sớm nhất để tránh chuyển thành viêm mũi mạn tính bạn nhé! Có thể bạn quan tâm: Kinh giới tuệ ngăn ngừa Viêm xoang mũi dị ứng tái phát Xoang Bách Phục- Giảm dị ứng, bớt viêm xoang

Loading...