Viêm mũi cấp tính là gì

Bệnh viêm mũi cấp tính là một trong những căn bệnh về đường hô hấp thường gặp phổ biến, đây là căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virut và vi khuẩn. Bệnh sẽ trở nên nguy hiểm nếu như không có biện pháp điều trị đúng. Vậy bạn đã hiểu đúng về bệnh viêm mũi cấp tính chưa? Dưới đây là những thông tin cần biết về bệnh.

viem-mui

Viêm mũi cấp tính là gì?

Viêm mũi cấp tính là chứng viêm nhiễm tổ chức niêm mạc mũi. Biểu hiện của bệnh là tình trạng xung huyết, sưng khiến bệnh nhân hắt hơi nhiều, ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, thậm chí ho và có cảm giác khó chịu ở cổ họng khi nuốt nước bọt.

Xem thêm: Bệnh viêm mũi dị ứng

Nguyên nhân của bệnh viêm mũi cấp tính

Nguyên nhân của bệnh viêm mũi cấp tính có rất nhiều nguyên nhân gây nên, những dưới đây là những nguyên nhân chủ đạo, không thể không nhắc tới:

Do virus:

Virút là nguyên nhân hay gặp và thường gặp nhiều loại, chủ yếu adenovirus, loại này cũng thường gây viêm họng. Môi trường sống không sạch tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus, nấm mốc phát triển xâm nhập qua mũi gây viêm mũi, viêm đường hô hấp. Ngoài ra do các loại virút khác như rhinovirus, rheovirus, coronavirus, enterovirus và myxovirus

Thời tiết, khí hậu:

Thời tiết thay đổi là một trong những nguyên nhân gây viêm mũi cấp tính. Nhiệt độ, độ ẩm thay đổi đột ngột, thay đổi nhiều lần trong ngày, cơ thể chưa thích nghi kịp với khí hậu khiến niêm mạc mũi không thích nghi kịp mà bị kích thích dẫn đến viêm mũi.

Môi trường ô nhiễm:

Môi trường ô nhiễm không khí, khói, bụi, chất khí thải tăng cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm mũi. Theo thống kê, có đến hơn 40% nguyên nhân gây bệnh viêm mũi là do ô nhiễm môi trường.

Lạm dụng thuốc:

Việc lạm dụng thuốc nhỏ mũi trong thời gian dài, khiến niêm mạc mũi bị xơ hóa cũng rất dễ dẫn đến xung huyết, phù nề niêm mạc. Các bệnh lý khác liên quan như: viêm VA, vmidan, viêm họng... cũng có thể dẫn đến bị viêm mũi.

Các yếu tố thuận lợi khác:

Cơ thể suy yếu, ăn uống kém, mất ngủ kéo dài, nhiễm lạnh đột ngột khiến

Triệu chứng của viêm mũi cấp tính là gì

  • Khi bị viêm mũi cấp sẽ xuất hiện một số triệu chứng bệnh như:
  • Ngạt mũi, tắc mũi có kèm theo nước mũi, thường thì dịch trong, một số trường hợp có thể gây xuất huyết khi sì mũi. Triệu chứng này thường tăng lên khi trời lạnh và lúc ngủ. Ngạt mũi khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu do thiếu oxy khi ngủ.
  • Chảy nước mũi, thường chảy hai bên, lúc đầu dịch trong sau đó dịch nhầy, có thể thành mủ. Nếu xì mạnh thường có lẫn máu tươi.
  • Người bệnh có cảm giác mệt mỏi, sốt nhẹ, ớn lạnh, nhức đầu và ăn uống kém. Cảm giác cay nóng và ngứa ở mũi. Xuất hiện chứng nghẹt mũi, ở cả hai mũi hay một bên mũi, nghẹt mũi thường xảy ra vào ban đêm nên người bệnh phải thở bằng miệng.
  • Viêm mũi cấp tính do vi khuẩn, thường gây viêm các hốc xoang có thể có sốt nhẹ, đau nhức vùng mặt và trán, ngạt mũi, nưốc mũi nhày mủ màu vàng.
  • Khi người bệnh thở thông thì chức năng ngửi bình thường. Khi soi mũi thấy niêm mạc hốc mũi sung huyết, sàn mũi và khe dưới có dịch nhầy hay mủ ứ đọng, cuống mũi dưới hai bên sưng nề, đỏ, che kín cửa mũi trước.

 Tùy vào từng giai đoạn của bệnh sẽ có những triệu chứng cụ thế.

  • Giai đoạn đầu : không có rốỉ loạn gì đáng kể về tình trạng toàn thân. Hắt hơi, cảm giác nóng rát và khó chịu trong họng nhất là ỏ họng mũi, đôi khi khàn, cảm giác chủ yếu là khô họng và họng mũi, niêm mạc nề đỏ và khô.
  • Giai đọan 2:  các triệu chứng lâm sàng sẽ thay đổi, giảm phù nề niêm mạc, niêm mạc trỏ nên ẩm và bắt đầu xuất tiết nhiều niêm dịch, bệnh nhân thấy dễ chịu hơn.
  • Giai đọan 3: dịch xuất tiết trở thành niêm dịch mủ do pha trộn vối các thành phần biểu mô và bạch cầu thoái hoá.

Điều trị viêm mũi cấp tính

Bệnh thường khi bị viêm mũi cấp, bệnh diễn tiến từ 5 - 7 ngày rồi lui bệnh và tự khỏi. Tuy nhiên, cơ thể bị suy nhược, đặc biệt ở trẻ em, vi khuẩn bội nhiễm, quá trình viêm có thể kéo dài và lan ra đường hô hấp, gây nên các biến chứng nặng nề hơn như viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm xoang, viêm tai giữa.

Chính vì vậy mọi người thường tìm đến sử dụng các loại thuốc kháng sinh, hoặc áp dụng các mẹo chữa dân gian dấn tới tình trạng kháng thuốc và bệnh kéo dài khó điều trị dứt điểm. Dưới đây là một số phương pháp điều trị:

Rửa mũi, xịt mũi, xông hơi

  • Chống nghẹt mũi bằng cách xỉ mũi hay hút mũi,
  • rửa mũi để làm sạch các chất dịch tiết và mủ bằng nước muối sinh lý 0,9% hay thuốc xịt mũi dung dịch muối biển vào hai mũi, có thể nhỏ các thuốc co mạch naphazolin 0,5 - 1%.
  • Xông hơi nước nóng có pha với các thuốc có tinh dầu như tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp. Xông khí dung mũi bằng các dung dịch kháng sinh có pha corticoid.
Xem thêm: Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng

Dùng thuốc:

  • Dùng các thuốc giảm đau như paracetamol, efferalgan.
  • Thuốc giảm ho như terpin codein, exomuc.

Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi có bội nhiễm VMCT có chảy mũi mủ hoặc có biến chứng:

  • Augmentin
  • Negacef
  • Dncef
Kết hợp dùng thuốc trợ sức mạnh như vitamin C, enervon C, upsa - C.
Xem thêm: Thuốc chữa viêm mũi dị ứng

Lưu ý:

  • Bệnh nhân chú ý bổ sung chế độ ăn uống tăng sức đề kháng để đẩy lùi bệnh tật.
  • Cần vệ sinh không gian thoáng mát, sạch sẽ để nghỉ ngơi và sinh hoạt.
  • Trường hợp xuất hiện các  triệu chứng sốt và cảm giác viêm mũi bắt đầu nặng hơn thì nằm điều trị tại nhà bằngc ác loại thuốc hạ sốt, thuốc ra mồ hôi, nếu bị đau đầu dùng thuốc giảm đau được kê theo đơn thuốc.
  • Nếu không thể điều trị, cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ, loại trừ ngạt mũi bằng các loại thuốc nhỏ mũi, sử dụng kháng sinh điều trị tùy vào triệu chứng của bệnh.

Xem thêm: Mẹo trị viêm mũi dị ứng

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh viêm mũi cấp tính, hi vọng những thông tin trên hữu ích cho các bạn

 

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*ƯU ĐÃI* nhân dịp sinh nhật 12 tuổi: Tích đủ 12 điểm tặng ngay 1 hộp trà Đông trùng hạ thảo hoặc 1 hộp Đông trùng hạ thảo 20 viên trị giá 600.000đ. (Áp dụng song song với chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên). Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.6397
Loading...