Nghẹt mũi ở trẻ em - Dấu hiệu, cách khắc phục

Nghẹt mũi gây ra sự khó chịu cho bé, khiến bé mệt mỏi, quấy khóc, làm ảnh hưởng đến cuộc sống và khiến bố mẹ lo lắng. Có thể bạn quan tâm: Bệnh viêm xoang ở trẻ em nghet mui tre em

Nguyên nhân gây nghẹt mũi cho trẻ

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới nghẹt mũi ở trẻ, trong đó phổ biến nhất là do virus gây cảm cúm. Khi đó, nghẹt mũi đi kèm các triệu chứng khác xuất hiện do bé yêu bị cảm cúm như: sổ mũi, ho, hắt hơi,... Ngoài ra các nguyên nhân khác cũng có thể gây nghẹt mũi cho trẻ: viêm xoang, trào ngược axit dạ dày – thực quản, dị ứng,... Thời gian bé bị nghẹt mũi phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Thông thường, nghẹt mũi do virus cảm cúm có thể kéo dài 3 – 7 ngày. Nếu tình trạng nghẹt mũi của bé nặng nề, khiến bé không thở được, nghẹt mũi kéo dài nhiều tuần liên tục, kèm theo sốt hoặc xảy ra ở bé dưới 3 tháng tuổi thì mẹ cần cho bé đi khám sớm.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nghẹt mũi

Ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, khả năng ngôn ngữ và biểu lộ cảm xúc chưa phát triển hoàn thiện nên việc phát hiện các biểu hiện khác lạ về sức khỏe có phần khó khăn. Các dấu hiệu cho thấy có thể trẻ đang bị nghẹt mũi là: trẻ thở khó khăn, khò khè, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, có thể kèm chảy nước mũi, hắt hơi, ho, trẻ thấy dễ thở hơn khi được bế đứng,... Khó thở mũi khiến trẻ phải thở bằng miệng, dẫn tới họng khô, rát. Đối với trẻ nhỏ còn đang bú mẹ, việc thở bằng miệng như vậy còn cản trở bé bú mẹ, bé không thể bú được hơi dài mà thường bị ngắt quãng, điều này cũng khiến trẻ dễ bị sặc. Ngoài ra, chất nhầy của mũi chảy xuống họng gây tắc nghẽn, kích thích vùng hầu họng, làm cho bé bị ho và hay nôn trớ.

Biện pháp khắc phục

Để giúp bé yêu giảm bớt sự khó chịu mà nghẹt mũi đem lại, bố mẹ có thể thực hiện các biện pháp đơn giản sau: Vệ sinh, làm thông thoáng mũi: đây là một biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả và an toàn. Nó giúp làm mêm vảy cứng, làm loãng dịch nhầy trong mũi khiến việc đào thải chúng ra ngoài trở nên dễ dàng hơn, mũi được thông thoáng giúp trẻ dễ thở, đào thải các mầm bệnh, cải thiện tình trạng sinh hoạt và hoạt động của trẻ. Bố mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0,9% để nhỏ mũi cho trẻ vào từng bên, chờ một vài phút rồi làm sạch mũi. Đối với trẻ lớn, bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ xì mũi từng bên một bằng cách bịt lỗ mũi bên còn lại trong khi xì, tránh làm cả hai bên cũng lúc sẽ khiến trẻ khó chịu hơn. Với trẻ nhỏ không tự xì mũi, bố mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi. Tuy nhiên để đảm bảo vệ sinh cũng như tránh tình trạng nhiễm trùng nặng thêm có thể xảy ra, bố mẹ cần lưu ý làm đúng theo hướng dẫn của bác sỹ và vệ sinh dụng cụ sạch sẽ trước và sau khi thực hiện. Nên vệ sinh mũi cho trẻ mỗi ngày từ 3 – 5 lần, đặc biệt trước khi cho trẻ bú hoặc ăn. nghet mui tre em 12 Giúp trẻ dễ chịu hơn: chỉ cần những động tác đơn giản của bố mẹ cũng có thể giúp bé dễ chịu hơn như: bế bé ở tư thế đứng thẳng, kê cao gối cho bé khi nằm (mẹ nên kê thêm chăn, gối lót từ dưới lưng bé lên đến đầu để bé nằm ở tư thế hơi dốc, tránh trường hợp chỉ kê gối trên đầu khiến cổ bé bị gập, gây khó chịu và ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển xương của bé), tắm cho bé trong phòng tắm ấm, có thể dùng thêm máy tạo độ ẩm trong phòng cũng là một gợi ý phù hợp. Chế độ ăn : bé bị nghẹt mũi khiến việc bú mẹ, ăn uống trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, để tăng sức đề kháng và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, mẹ vẫn nên cho trẻ ăn và bú bình thường, có thể cho bé uống thêm nhiều nước, bổ sung thêm các loại rau quả chứa nhiều vitamin nếu trẻ đã ăn dặm trở đi, nhất là khi trẻ bị nghẹt mũi do cảm cúm thông thường. Xem đầy đủ hơn: Mẹo trị nghẹt mũi cho bé (https://xoangbachphuc.vn/meo-chua-nghet-mui-cho-be-1034/)

ngat-mui-o-tre-em

Những điều nên tránh

Khi trẻ bị nghẹt mũi, nhiều bà mẹ có những thói quen tưởng chừng có lợi mà thực chất lại không tốt, thậm chí có hại cho trẻ. Dùng miệng để hút mũi trẻ : nhiều bà mẹ vẫn thường hút mũi để cho bé dễ thở hơn, điều này là đúng, nhưng việc dùng miệng lại hoàn toàn sai lầm. Trong miệng họng của người lớn có rất nhiều vi khuẩn, chúng có thể không gây bệnh cho ta nhưng với những em bé sức đề kháng còn yếu, chúng lại là nguồn bệnh nguy hiểm. Mẹ dùng miệng để hút mũi cho bé vô hình trung đã truyền cho con rất nhiều mầm bệnh, có thể làm tình hình tệ thêm đi. Tự ý dùng thuốc để điều trị nghẹt mũi cho trẻ : thói quen dùng thuốc kháng sinh, thuốc nhỏ mũi co mạch ngay khi bé có các dấu hiệu của bệnh cảm cúm không những không giúp bé nhanh khỏi mà còn gây nên tình trạng vi khuẩn kháng thuốc hoặc lệ thuộc thuốc của trẻ. Do vậy, khi phát hiện trẻ bị bệnh, đầu tiên bố mẹ nên thực hiện các biện pháp đơn giản như trên, sau khi tình trạng bé không thuyên giảm hoặc nặng thêm lên, bố mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị.

Bài thuốc dân gian cho viêm mũi, viêm xoang dị ứng

Nếu bé của bạn trên 5 tuổi mà thường xuyên bị viêm xoang viêm mũi, nghẹt mũi, sổ mũi mà dùng nhiều phương thuốc không hết, hãy cho bé uống Xoang Bách Phục với liều 2 viên/ ngày chia làm hai lần. Uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. Sau khi dùng Xoang Bách Phục có hiệu quả tốt với bản thân, nhiều bố mẹ đã tự áp dụng cho con của mình và cho kết quả rất tốt. Tuy nhiên, các bố mẹ chú ý nên giảm liều cho con bằng 1/2 liều người lớn nếu bé dưới 10 tuổi, hoặc tham khảo thêm ý kiến chuyên gia qua tổng đài 18001014 (miễn phí cước) Điều trị cách dân gian 2

Xoang Bách Phục – rất tốt cho bệnh viêm xoang, viêm mũi

Để tìm mua Xoang Bách Phục ở nhà thuốc gần nhà, hãy xem TẠI ĐÂY
Cập nhật lúc: 17/01/2024
*ƯU ĐÃI* nhân dịp sinh nhật 12 tuổi: Tích đủ 12 điểm tặng ngay 1 hộp trà Đông trùng hạ thảo hoặc 1 hộp Đông trùng hạ thảo 20 viên trị giá 600.000đ. (Áp dụng song song với chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên). Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.6397
Loading...