Mẹo chữa viêm mũi dị ứng ở bà bầu

Đối với phụ nữ mang thai, việc sử dụng thuốc có thể tác động không tốt tới thai nhi chính vì vậy việc điều trị viêm mũi dị ứng cho phụ nữ mang thai cần hết sức lưu ý và có sự theo dõi chặt chẽ của bác sỹ. Bài báo sau sẽ chia sẻ với bạn những liệu pháp đơn giản để bạn tham khảo và áp dụng dưới sự chỉ định từ bác sĩ của bạn nhé!
viem mui di ung ba bau
Bà bầu cần thận trọng khi sử dụng các dược liệu chữa viêm mũi dị ứng

Nguyên nhân của chứng viêm mũi ở bà bầu

Hệ thống miễn dịch suy giảm khiến các bà bầu rất dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm mũi dị ứng. Bên cạnh đó có hai nguyên nhân chính khiến các chị em luôn nằm trong “tầm ngắm” của căn bệnh này. Đó là:

Thời tiết

Sự thay đổi phức tạp và khó lường của thời tiết, đặc biệt là lúc giao mùa luôn khiến cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi và khó chịu vì không kịp thích ứng. Với thể trạng yếu hơn bình thường, các bà bầu sẽ gặp rắc rối với cảm cúm, viêm mũi dị ứng, viêm họng…

Thay đổi nội tiết tố

Cơ thể bạn phải dần thay đổi và thích nghi để bé yêu lớn dần lên mỗi ngày. Tuy nhiên việc thay đổi nội tiết tố khiến cho sức đề kháng của niêm mạc mũi giảm, từ đó vi khuẩn dễ tấn công gây bệnh cho bà bầu hơn. Bên cạnh đó, áp lực ổ bụng cũng thay đổi dẫn đến hiện tượng trào ngược, trong thời gian dài dễ gây viêm họng. Thêm vào đó, tình trạng ốm nghén, nôn cũng tạo điều kiện thuận lợi cho chứng viêm nhiễm đường hô hấp. Nguyên nhân của viêm mũi ở bà bầu có thể liên quan đến sự thay đổi hormon.  Nồng độ estrogen thời kỳ mang thai được cho là có liên quan đến tình trạng viêm mũi này.
>>>Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

Dấu hiệu nhận biết viêm mũi dị ứng ở bà bầu

Viêm mũi dị ứng thai kỳ lại có biểu hiện khá giống với viêm mũi dị ứng thông thường. Đôi khi khá giống các bệnh lý khác như cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang…. Vậy làm thế nào để nhận biết đâu là viêm mũi thai kỳ thực sự ??? Ngoài những triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi và hắt hơi bạn có kèm theo các triệu chứng khác như đau họng, đau nhức cơ thể, bị sưng các tuyến mang tai, sưng hạch, hoặc sốt nhẹ thì đó là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng thực sự hoặc cảm lạnh, cảm cúm. Trường hợp đau nhức các hốc xoang, nhức đầu, sốt, dịch mũi màu vàng xanh, đau nhức ổ mắt, triệu chứng tăng nặng khi bạn cúi xuống phía trước thì có lẽ tình trạng viêm xoang của bạn đang tiến triển nặng. Nếu trước khi mang thai bạn đã có tiền sử viêm mũi dị ứng thì thai kỳ chính là thời điểm bệnh tình của bạn khởi phát đợt mới. Và thật khó để kiểm soát được các triệu chứng này.

Bà bầu có thể làm gì khi bị viêm mũi dị ứng?

Uống nhiều nước và giữ cho đầu bạn cao vào ban đêm. Ngoài ra, những biện pháp sau cũng có thể hữu ích: Xông hơi có thể tạm thời làm giảm nghẹt mũi và rất nhẹ nhàng. Bạn có thể làm ẩm một chiếc khăn với nước nóng, đắp khăn lên khuôn mặt của bạn, và hít thở. Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi hoặc xịt mũi, giúp triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi của bạn giảm nhẹ. Sử dụng máy tạo độ ẩm để đưa độ ẩm vào không khí và giữ nó ở gần giường của bạn vào ban đêm. Hãy chắc chắn làm sạch không khí và tăng độ ẩm cho căn phòng của bạn để giảm thiểu khô mũi. Bạn cần phải thay thế các bộ lọc thường xuyên để tránh các vi khuẩn, bụi bẩn lưu lại trong nhà. Sử dụng thêm gối để nâng đầu của bạn khi nằm lúc nghỉ ngơi hoặc ngủ. (Điều này có thể giúp làm giảm chứng ợ nóng) Tập thể dục nhẹ nhàng cũng giúp giảm nghẹt mũi. Tránh tập thể dục ngoài trời vào những ngày có nhiều ô nhiễm không khí, có thể gây kích ứng mũi của bạn và làm triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi tồi tệ hơn.
viem mui di ung ba bau 2
Bà bầu nên tập những bài tập nhẹ để nâng cao sức đề kháng
Tránh các chất có khả năng gây kích thích như khói thuốc lá, rượu, sơn và hơi hóa chất cũng như bất cứ tác nhân nào gây nên các triệu chứng của bạn.

Viêm mũi dị ứng khi thai kì có ảnh hưởng đến thai nhi không?

  • Viêm mũi, viêm mũi dị ứng khi thai kì không ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên nếu không kiểm soát tốt sẽ ảnh hưởng như sau:
  • Chất lượng giấc ngủ của bà bầu giảm sút dẫn tới căng thẳng mệt mỏi
  • Trầm trọng hơn viêm mũi có thể biến chứng thành viêm mũi mạn tĩnh, viêm xoang, viêm họng
  • Bên cạnh đó việc giấc ngủ bị gián đoạn do nghẹt mũi khiến giảm lượng cung cấp oxy cho thai nhi làm tăng nguy cơ tăng huyết ấp thai kỳ, tiền sản giật, nhiễm độc thai nghén, thai nhi chậm phát triển.
  • Đặc biệt với những phụ nữ có các bệnh lý hô hấp trước khi mang thai như hen, viêm mũi dị ứng, viêm xoang…thì khi mang thai các triệu chứng này sẽ diễn ra rầm rộ hơn ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, tình cảm của thai phụ.

Bà bầu có thể sử dụng thuốc để điều trị?

Nếu triệu chứng nghẹt mũi của bạn vẫn tiếp tục làm bạn khó chịu hãy trao đổi với bác sĩ của bạn về các vấn đề này để bác sỹ có thể kê cho bạn đơn thuốc phù hợp, an toàn. Việc sử dụng thuốc điều trị tốt nhất nên tránh dùng bất cứ loại thuốc trong ba tháng đầu tiên trong thai kỳ của bạn, khi các cơ quan của bé đang hình thành, trừ khi việc điều trị thực sự cần thiết (ví dụ, để kiểm soát hen) và đã được quy định, theo dõi chặt chẽ bởi bác sỹ. Bạn nên tránh lạm dụng thuốc xịt thông mũi vì chúng có thể dẫn tới tăng viêm và làm triệu chứng nghẹt mũi của bạn tồi tệ hơn nhiều. Với phụ nữ mang thai và cho con bú: Corticoid tiết vào sữa gây hại thai, gây hại trẻ bú. Tuy nhiên, với corticoid dạng xịt thì chưa thấy hiện tượng này nên vẫn có thể dùng cho người có thai hoặc đang cho con bú. Corticoid dạng xịt hầu như không độc, có thể dùng lâu dài để ổn định bệnh, được coi là thuốc chủ lực trong điều trị viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai vẫn cần hết sức chú ý khi sử dụng loại thuốc có chứa Corticoid để điều trị.
Nên đọc: Phải làm sao khi mang thai bị nghẹt mũi

Phương pháp dùng thuốc đông y

Bài 1: Hoa cứt lợn tươi 1 cái, lá khế tươi 2 lá, lá bạc hà tươi 2-3 lá. Ba thứ nghiền nát, gói vào gạc, nút vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 15 phút. Bài 2: Hoa cứt lợn tím tươi 10 cái, rửa sạch, nghiền nhỏ hòa với 10ml cồn 70? rồi lọc qua gạc sạch để được một dung dịch màu xanh. Mỗi ngày dùng bông gòn tẩm ướt dung dịch này đặt vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 5-10 phút. Bài 3: Lá cóc mẳn (nga bất thực thảo) giã nát nút vào lỗ mũi Bài 4: Lá cóc mẳn 65g, tân di 15g. Sắc lấy nước, lọc qua gạc sạch rồi nhỏ mũi, mỗi ngày 3 lần. Bài 5: Kim ngân hoa 20g, ké đầu ngựa 10g, bèo cái tía 30g. Sắc trong 300ml nước còn 150ml chia 2 lần uống trong ngày. Bài 6: Tân di 60g, ké đầu ngựa 12g, bạch chỉ 6g, hành 90g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, tán bột, cho thêm một chút bột thạch cao, băng phiến, lô cam thạch. Mỗi ngày, buổi trưa và tối trước khi ngủ, rửa sạch khoang mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%, rồi dùng bông y tế chấm bột thuốc vào trong lỗ mũi. Bài 7: Dịch ép tỏi một phần, mật ong 2 phần, hòa đều nhỏ mũi 3 lần trong ngày. Bài 8: Tổ ong 1 miếng, nhai nát nuốt nước bỏ bã, mỗi ngày 2-3 lần. Bài 9: Dây mướp (ty qua đằng), lấy đoạn gần gốc khoảng 1 m, thịt lợn gầy 60g. Tất cả rửa sạch thái nhỏ nấu chín, uống nước ăn thịt lợn. Mỗi ngày 1 lần, 5 ngày là 1 liệu trình, dùng từ 1-3 liệu trình. Bài 10: Tân di 15g, trứng gà 2 quả, cho tân di vào nấu với 2 bát nước còn 1 bát, trứng gà luộc chín bỏ vỏ, chích 10 lỗ xung quanh rồi đun với nước sắc tân di 1 bát, uống nước ăn trứng. Bài 11: Óc lợn 1 đôi, trứng gà 2 quả. Đánh đều, gia thêm một chút đường phèn và rượu lâu năm, hấp ăn.

Phương pháp điều trị không dùng thuốc

Cách 1 :  Dùng 2 ngón tay trỏ hướng vào hai bên lỗ mũi, ấn đẩy lên xuống hai huyệt Nghinh hương (sát cạnh cánh mũi) làm cho hai lỗ mũi lúc thu hẹp lại, lúc phồng ra đồng thời hít vào mạnh, tắc bên nào hít mạnh bên đó, thở ra bằng đường miệng. Nếu hai lỗ mũi vẫn tắc, dùng ngón trỏ và ngón tay cái cùng bên cầm đầu chót mũi lắc qua lắc lại, vừa lắc vừa hít mạnh cho đến khi thật thông mũi thì thôi. Cuối cùng, dùng ngón tay cái để vào đầu mũi phía sát đường nhân trung môi trên bật ngược mũi lên 5 – 7 lần. Mỗi ngày làm 3 – 7 lần. Cách 2 :  Dùng 1 tép tỏi giã nát đắp vào huyệt Dũng tuyền, mỗi tối 1 lần. Cách xác định huyệt Dũng tuyền: lấy ở điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối giữa đầu ngón chân thứ 2 (kể từ ngón cái) và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân.
viem mui di ung ba bau 3
Tỏi rất hữu ích khi điều trị viêm mũi dị ứng
Khi  phụ nữ mang thai bị các triệu chứng giống viêm mũi dị ứng, có thông tin về cách điều trị tốt là cần thiết và bổ ích, tuy nhiên tuyệt đối không tự chữa, hãy tuân theo chỉ định của bác sĩ vì một số thuốc điều trị viêm mũi dị ứng không nên dùng cho bà bầu cũng như mỗi người sẽ có một tiên lượng thuốc điều trị thích hợp.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh viêm mũi dị ứng nên ăn gì và kiêng gì?
Trên đây là những thông tin tin cậy về bệnh viêm mũi dị ứng và mẹo chữa viêm mũi dị ứng ở bà bầu. Mong rằng những thông tin sẽ giúp bà bầu giảm thiểu được viêm mũi và viêm mũi dị ứng trong thai kì. Và giúp bà bầu có một thai kì khỏe mạnh. Chúc các bà bầu luôn khỏe mạnh, vui vẻ!
Cập nhật lúc: 17/01/2024
*ƯU ĐÃI* nhân dịp sinh nhật 12 tuổi: Tích đủ 12 điểm tặng ngay 1 hộp trà Đông trùng hạ thảo hoặc 1 hộp Đông trùng hạ thảo 20 viên trị giá 600.000đ. (Áp dụng song song với chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên). Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.6397
Loading...