Kiến thức về bệnh

Chảy nước mũi và cách điều trị hiệu quả

Thời tiết thay đổi, trời trở lạnh khiến cả nhà có thể bị chảy nước mũi. Điều này khiến bạn lo lắng, không biết nguyên nhân của tình trạng này là gì và làm sao để chữa trị hiệu quả? Bài viết dưới đây xin chia sẻ một số thông tin giúp bạn giải quyết phần nào nỗi lo trên. Chảy nước mũi và những nguyên nhân Để biết chính xác nguyên nhân của hiện tượng chảy nước mũi là gì, bạn cần tới gặp bác sỹ để được kiểm tra. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bạn có thể tự phán đoán nguyên nhân, từ đó có cách xử trí ban đầu phù hợp, tránh việc phải lo lắng quá mức và không cần thiết. Chảy ít nước mũi khi trời lạnh: ở người lớn, khi trời lạnh, chúng ta có thể bị chảy ít nước mũi trong, sạch cô đọng. Điều này là do sự ngưng tụ và bay hơi. Khi không khí thở ra ấm và ẩm đi qua khoang mũi nhầy, bị không khí lạnh ta hít vào làm mát đi, ngưng tụ lại (tương tự như khi bạn thấy mình “thở ra khói” khi trời lạnh vậy). Lượng nước ẩm này không được mũi hấp thu hết nên sẽ được đào thải ra ngoài dưới dạng nước mũi. Nhưng lưu ý, trong trường hợp này nước mũi hoàn toàn trong và sạch, bạn không có bất kỳ dấu hiệu nào khác đi kèm như ngạt mũi, ho, nhức đầu,... Nhiễm lạnh: Khi cơ thể bị nhiễm lạnh, cơ chế bảo vệ sẽ tăng cường lượng máu lên mũi để sưởi ấm không khí trước khi vào phổi, làm tăng tiết dịch mũi. Nước mũi này cũng trong, số lượng ít, không đi kèm các triệu chứng khác. Cảm lạnh: Khi bị cảm lạnh, ngoài chảy nước mũi, bạn hay bé nhà bạn sẽ có thêm các biểu hiện như hắt hơi, đau họng, nhức đầu, đau nhức cơ thể, có thể sốt hoặc không. Cảm cúm: Chảy nước mũi thường đi kèm với ho, sốt (có thể trên 38 độ C), mệt mỏi, khó chịu, bé nhà bạn có thể bị rối loạn tiêu hóa: nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn,... Dị ứng: Có thể dị ứng với các tác nhân như: bụi, phấn hoa, nấm mốc, lông thú vật, hay thức ăn, nhất là các loại hải sản,... Sau khi tiếp xúc với các tác nhân này, bạn có thể có các dấu hiệu: chảy nước mũi, hắt hơi, mắt bị ngứa, chảy nước mắt, có thể nổi mẩn đỏ, ngứa,... Viêm xoang: Người bệnh thường có biểu hiện ngạt mũi, đau nhức đầu – vùng trán, giữa hai mắt, hai bên cánh mũi,... Viêm xoang có thể cấp tính hoặc mạn tính (kéo dài và tái diễn nhiều lần). Nếu bạn hay bị chảy nước mũi, nhức đầu nhiều lần thì nên lưu ý kiểm tra bệnh này. Đó là những nguyên nhân hay gặp nhất của chảy nước mũi. Ngoài ra, chảy nước mũi có thể là biểu hiện của các bệnh như sởi (kèm theo sốt, ho, mắt đỏ, phát ban,...), viêm mũi dị ứng, thậm chí là các bệnh về phổi như viêm phế quản phổi (ho, khó thở, ăn kém,...),... Cách điều trị chứng chảy nước mũi Bạn có thể xử trí tại nhà những trường hợp bệnh nhẹ như cảm lạnh, cúm. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý khi có các biểu hiện nặng: Chảy nước mũi kéo dài hơn 7 – 10 ngày, dịch mũi đục, có màu xanh, vàng, mùi hôi, hay đi kèm các dấu hiệu: mắt đỏ, phát ban, ho có đờm đặc, kéo dài, khó thở, khò khè, sốt cao, trẻ nhỏ quấy khóc nhiều, bỏ bú,... bạn cần tới ngay (hoặc đưa bé tới) các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị, tránh tự ý dùng thuốc hay để bệnh kéo dài có thể dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng hơn. Trong phần lớn các trường hợp, điều bạn nên làm là giữ cho cơ thể đủ ấm và vệ sinh mũi họng hàng ngày. Rửa mũi bằng nước muối : Bạn có thể nhỏ nước muối sinh lý vào mũi để làm sạch mũi, mỗi lần nhỏ 2 - 3 giọt vào từng bên mũi, hít nhẹ, để khoảng 30 giây cho nước ngấm vào làm loãng dịch nhầy trong mũi, sau đó làm sạch hốc mũi. Nước muối sinh lý có nồng độ muối tương đương với dịch trong cơ thể bạn nên sẽ không gây ra sự khó chịu như khi nhỏ nước vào mũi. Loại bỏ dịch trong mũi (làm sạch hốc mũi): Với trẻ lớn cũng như người lớn, bạn có thể tự xì mũi để tống dịch mũi ra ngoài. Bạn nên xì từng bên mũi để tránh nước mũi chảy ngược lên phía trên, làm giảm bớt sự khó chịu, nhớ giữ vệ sinh môi trường và giảm nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh bằng cách xì mũi vào khăn tay hoặc khăn giấy (bỏ khăn giấy vào thùng rác sau khi dùng). Với trẻ nhỏ không tự xì mũi được, bạn nên dùng bóng hút mũi để hút cho bé, tránh trực tiếp hút bằng miệng, điều này có thể lây thêm cho bé nguồn vi khuẩn có trong miệng bạn. Bạn nhớ vệ sinh bóng hút sạch sẽ trước và sau khi hút để bảo đảm an toàn cho bé. Cách dùng bóng hút: Bóp bầu ống hút để không khí trong đó ra ngoài hết, sau đó nhẹ nhàng đưa đầu ống vào một bên mũi trẻ, thả bầu ống ra từ từ để hút dịch mũi. Nhấc ống ra ngoài, bóp bầu ống để dịch mũi chảy ra ngoài, lau sạch đầu ống rồi làm tương tự với bên còn lại. Mỗi ngày bạn có thể hút mũi cho bé 1 -2 lần, không làm nhiều quá có thể gây kích thích niêm mạc mũi. Tương tự, bạn không nên nhỏ nước muối quá 4 lần/ngày vì sẽ làm khô mũi và tình hình trở nên nghiêm trọng hơn. Làm ẩm không khí: Không khí khô sẽ khiến mũi bạn tiết nhiều dịch hơn. Do vậy, máy tạo độ ẩm hoặc một chậu nước sạch để trong phòng những ngày trời khô hanh hay khi sử dụng điều hòa sẽ giúp bạn đỡ khó chịu vì chảy nước mũi. Lưu ý vệ sinh máy thường xuyên để tránh vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Nằm đầu cao khi ngủ: Ban đêm, tư thế nằm đầu bằng khi ngủ khiến bạn khó chịu do nước mũi tiết ra không thoát được xuống họng, ứ lại làm bạn khó thở. Để cải thiện điều này, bạn có thể kê thêm một chiếc gối giúp cho đầu cao hơn, giấc ngủ của bạn sẽ được trọn vẹn hơn. Chảy nước mũi phần lớn do virus gây ra, vậy nên kháng sinh không có nhiều tác dụng để chấm dứt tình trạng này. Vì thế, bạn không nên lạm dụng thuốc kháng sinh, không những không có tác dụng mà còn gây hại, làm gia tăng lượng vi khuẩn kháng thuốc. Đối với các loại thuốc gây co mạch, corticoid, bạn cũng cần có chỉ định của bác sỹ bởi chúng có các tác dụng phụ riêng, đồng thời có thể gây nên tình trạng lệ thuộc thuốc khó chấm dứt. Tham khảo mẹo chữa bệnh tận gốc bằng thảo dược Để bệnh nhanh dứt và tránh tái phát trở lại, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm thảo dược chuyên biệt với thành phần là cao Nụ hoa kinh giới, cao Kim Ngân Hoa, Hoắc Hương, Immunegamma…  Tác dụng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính trên cơ địa dị ứng, giảm các triệu chứng của bệnh như nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mũi có màu xanh hoặc vàng, giảm nguy cơ dị ứng, chống viêm, tiêu mủ, giảm đau cho các khu vực xoang, đầu và mặt trong bệnh viêm xoang mạn tính. Để tìm mua sản phẩm thảo dược nói trên tại nhà thuốc gần nhà TẠI ĐÂY

Tắc mũi – Nguyên nhân, điều trị, phòng tránh

Tắc mũi, hay còn gọi là ngạt mũi, có thể xảy ra trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, cũng như có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, khi môi trường ngày càng ô nhiễm như hiện nay thì tình trạng này ngày càng trở nên phổ biến. Nguyên nhân gây tắc mũi Bình thường, niêm mạc mũi tiết ra một lượng dịch vừa đủ, phủ trên bề mặt nhằm làm ẩm không khí cũng như hỗ trợ hệ thống lông chuyển lọc sạch bụi bẩn. Lượng dịch này được giữ ổn định về số lượng do sự cân bằng giữa việc tiết dịch của lớp niêm mạc và việc lưu thông dịch xuống phía dưới họng cũng như hấp thu, phân tán làm ẩm không khí. Khi có yếu tố tác động làm mất đi sự cân bằng này, dịch trong mũi sẽ bị ứ lại gây nên tình trạng tắc mũi. Tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp trên: Viêm xoang , viêm mũi mạn tính, viêm họng,... khiến cho niêm mạc mũi họng sưng nề, cản trở lưu thông và hấp thu dịch trong khi lượng dịch này lại được sản xuất nhiều thêm, gây ra tắc mũi. Cấu trúc mũi bất thường: Lệch vách ngăn mũi, có khối u, polyp trong mũi,... tuy có thể là các cấu trúc lành tính nhưng chúng cũng gây cản trở việc lưu thông bình thường của dịch mũi, dẫn tới ứ trệ. Dị ứng: Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng khiến cho niêm mạc mũi sưng nề, tăng tiết dịch trong khi dịch không được lưu thông và hấp thu kịp thời gây nên tắc nghẽn. Một số trường hợp khác: chấn thương, ở trẻ em có thể gặp trường hợp trẻ tự nhét vật nhỏ (hạt lạc, đỗ, sáp màu,...) vào mũi,... Những yếu tố làm tăng khả năng bị bệnh: Môi trường ô nhiễm: Bụi bẩn, bi khuẩn, các chất hóa học có trong không khí bị ô nhiễm gây kích thích, đồng thời làm tổn thương niêm mạc mũi khiến cho mũi tăng tiết dịch, dễ bị tắc nghẽn, viêm nhiễm. Thời tiết thay đổi: Thời tiết thay đổi từ lạnh sang nóng và ngược lại có thể tác động không tốt lên mũi theo các cách sau: nhiệt độ không khí thay đổi đột ngột khiến cơ chế làm ấm không khí chưa kịp thích nghi, có thể làm tổn thương niêm mạc mũi; mầm bệnh có điều kiện phát triển trong khi cơ thể đang tập trung thích nghi với sự thay đổi của thời tiết nên hệ miễn dịch tạm thời bị suy giảm, các viêm nhiễm đường hô hấp trên dễ xảy ra. Hệ miễn dịch suy yếu: Khi cơ thể đang mắc các bệnh khác như tiểu đường, thiếu máu,... hoặc các giai đoạn như: phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ.., các bệnh đường hô hấp có nguy cơ xảy ra nhiều hơn, trong đó có tình trạng tắc mũi. Điều trị tắc mũi Để điều trị triệt để, tốt hơn hết bạn nên tìm hiểu nguyên nhân bị bệnh của mình và điều trị trực tiếp nguyên nhân đó: loại bỏ dị vật trong mũi, chỉnh sửa vách ngăn mũi, chữa các bệnh đường hô hấp: viêm xoang, viêm mũi,... Trong trường hợp tắc mũi nhẹ, đơn thuần do thay đổi thời tiết, cảm lạnh, viêm họng,... mà không cần dùng thuốc, bạn có thể áp dụng một số cách dân gian để chấm dứt sự khó chịu này. Uống trà nóng: Có tác dụng giải tỏa mệt mỏi do các triệu chứng cảm lạnh gây ra như tắc mũi. Các loại trà thường được khuyên dùng bao gồm trà xanh, trà gừng, trà bạc hà. Bên cạnh việc giúp làm ấm cơ thể, tăng sức đề kháng, chúng còn hỗ trợ làm thông thoáng xoang mũi và giảm các chứng viêm. Rửa mũi bằng nước muối: Nước muối sinh lý có nồng độ muối tương đương với các dịch trong cơ thể nên không làm bạn khó chịu như khi rửa mũi bằng nước thường. Mỗi ngày, bạn rửa mũi từ 2 – 3 lần giúp làm loãng dịch và làm sạch khoang mũi. Xoa mũi: Bạn dùng ngón cái và ngón trỏ hoặc hai ngón trỏ vuốt dọc hai bên sống mũi, có thể làm nhiều lần trong ngày giúp dễ thở hơn. Bấm huyệt nghinh hương ở hai bên cánh mũi vài ba phút cũng có hiệu quả. Tắm nước ấm: Bạn có thể tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm có chút tinh dầu bạc hà, tinh dầu trà hay pha với gừng tươi giã nhỏ. Đây là một cách đơn giản nhưng hiệu quả giúp đẩy lùi tình trạng tắc mũi, nhất là khi bạn bị cảm lạnh. Nhưng nên nhớ không ngâm mình quá lâu, nếu không sẽ gây tác hại ngược trở lại. Chanh và mật ong: Ba ly nước ấm có pha 1 thìa mật ong và vài giọt chanh tươi mỗi ngày sẽ giúp bạn sớm loại bỏ tắc mũi, chống ho hiệu quả. Phòng tránh tắc mũi Phòng tránh tắc mũi chủ yếu bao gồm các biện pháp nhằm nâng cao sức đề kháng và tránh các tác nhân thuận lợi có thể gây ra tình trạng này. Chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C. Uống nhiều nước. Giữ ấm cơ thể, nhất là trong những ngày thời tiết thay đổi, giao mùa, chú ý phần đầu, cổ, ngực, đôi bàn tay, bàn chân. Tránh các tác nhân dễ bị dị ứng như khói bụi, phấn hoa, lông thú vật,... Không để không khí trong phòng quá khô: bạn có thể dùng máy tạo độ ẩm hoặc đặt một chậu nước trong phòng vào những ngày trời khô hanh hay khi dùng máy điều hòa. Lưu ý thay nước thường xuyên, vệ sinh máy sạch sẽ để tránh mầm bệnh phát triển. Giữ cho môi trường sống luôn sạch sẽ: vệ sinh nhà ở, nhất là phòng ngủ thường xuyên. Nếu phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm (đường phố, nhà máy,...), bạn nhớ đeo khẩu trang. Tắc mũi phần lớn có biểu hiện nhẹ và nhanh khỏi, tuy nhiên nếu bạn bị tắc mũi thường xuyên, kéo dài hoặc tái đi tái lại nhiều lần thì hãy cẩn thận, đó có thể là dấu hiệu của bệnh mạn tính như viêm xoang ,... hay có các khối u, dị vật trong mũi mà bạn cần loại bỏ. Do vậy, không nên chủ quan trong những trường hợp này, lời khuyên của bác sĩ là quan trọng giúp bạn chấm dứt tình trạng đó. Có thể bạn quan tâm: Nghẹt mũi kéo dài- Nguyên nhân và cách điều trị Mẹo chữa trị ngạt mũi Nước mũi có màu vàng là bệnh gì?

Loading...