Cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà

Chào bác sĩ.

Cháu năm nay 27 tuổi, đã 2 năm nay cháu bị viêm mũi dị ứng. Bệnh gây nhiều mệt mỏi cho nhưng chỉ giải quyết triệu chứng thời gian đó. Sau lại tái phát, và tình trạng dùng thuốc tây điều trị rất mệt và phải điều trị dài. Bác sĩ cho cháu hỏi: Cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà hiểu quả là gì ạ? Và có cần kiêng khem gì để bệnh ít tái phát không? Xin bác sĩ cho cháu lời khuyên.

Cháu cảm ơn

Nguyễn Gia Hân- Hà Nội

cach-chua-viem-mui-di-ung-tai-nha

Chào bạn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên gia tư vấn xoangbachphuc.vn. Sau đây là những  thông tin về viêm mũi dị ứng cho câu hỏi của bạn

Thế nào là dị ứng?

Dị ứng là phản ứng của cơ thể chống lại kháng nguyên lạ gây dị ứng. Viêm mũi dị ứng do các hiện tượng dị ứng (nhất là người có cơ địa dị ứng) gây ra. Khi cơ thể bị kháng nguyên lạ tấn công sẽ sinh ra kháng thể để chống lại. Những lần sau, khi kháng nguyên tấn công sẽ gặp phải sự kháng cự quyết liệt của kháng thể dẫn đến những rối loạn dị ứng.

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là tình trạng mũi bị sưng viêm, ngứa ngáy, khó chịu, hắt hơi, chảy nước mũi liên tục… chủ yếu do ảnh hưởng của khói bụi, phấn hoa, thời tiết, độ ẩm không khí. Bệnh không gây ảnh hưởng tới tính mạng, nhưng nó khiến cho người bệnh mệt mỏi, suy nhược, đau đầu, khó ngủ kèm theo sốt nhẹ; gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và năng suất làm việc.

Tính chất của viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng được chia ra 2 dạng cơ bản:

  • Viêm mũi dị ứng có chu kỳ
  • Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ.

Viêm mũi dị ứng có chu kỳ thường xảy ra vào đầu mùa lạnh hoặc đầu mùa nóng. Triệu chứng của nó là: hắt hơi liên tục, ngứa mũi, đỏ mắt, chảy nước mắt... Sau đó là hiện tượng chảy nước mũi trong, cảm giác bỏng rát ở cổ họng.

Triệu chứng rõ nét nhất là vào sáng sớm lúc mới ngủ dậy, dịu dần và đến tối thì dịu hẳn. Nó kéo dài khoảng vài ba ngày đến hàng tuần nếu không được điều trị. Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ có triệu chứng giống như loại có chu kỳ: hắt hơi liên tục, ngứa mũi, đỏ mắt, chảy nước mắt. Nhưng khác ở chỗ bệnh không xuất hiện theo mùa, không phụ thuộc vào thời tiết, chỉ hắt hơi vài cái nhưng nghẹt mũi tăng dần và kéo dài hơn giữa 2 cơn.

Cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà

Chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý được pha chế theo tỷ lệ 0,9%, có tính diệt khuẩn cao, mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, nhưng không phải là thuốc chữa bệnh. Nước muối sinh lý có thể được dùng một cách an toàn cho mọi lứa tuổi, kể cả em bé sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai. Cách dùng nước muối sinh lý rửa mũi tại nhà
  • Làm sạch tay và dụng cụ xịt trước khi thực hiện.
  • Đổ nước muối sinh lý đã pha sẵn vào dụng cụ.
  • Cho vòi xịt vào khoang mũi, nếu xịt bên phải thì đầu đang nghiêng qua trái khoảng 45 độ, ngược lại xịt bên trái thì nghiêng đầu sang phải, nhớ là trong suốt quá trình, chỉ thở bằng miệng, không thở bằng mũi.
  • Nước muối sẽ chảy từ mũi bên này sang bên kia và có thể là chảy cả trong miệng nhưng đừng lo, bạn sẽ không đau nếu nước chỉ chảy vào họng (muốn vậy phải tuân thủ việc thở bằng miệng).
  • Lượng nước muối xịt vào mũi vừa phải, không quá nhiều cũng không quá ít; tránh trường hợp chảy qua các khoang khác như tai, miệng. Thực hiện thao tác này mỗi bên 2 lần, lưu ý trong lúc xịt nên há miệng to để tránh chảy xuống tai.
  • Cuối cùng, hãy hỉ nhẹ mũi để dịch chảy ra ngoài.
  • Người bệnh nên kiên trì thực hiện phương pháp này 2 lần/ ngày, chỉ sau vài ngày sẽ thấy hiệu quả đáng kể, tình trạng nghẹt mũi, ngứa ngáy hay sưng viêm sẽ không suy giảm rõ rệt.
Chú ý: Các dụng cụ xịt mũi cũng cần được lau sạch và để ở nơi khô ráo, sạch sẽ để có thể dùng cho những lần sau
Xem thêm: Thuốc chữa viêm mũi dị ứng
Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi đơn giản, hiệu quả Tác dụng của tỏi: Tỏi được coi như 1 bài thuốc kháng sinh bởi trong tỏi có chứa hàm lượng lớn acillin, alucogen và fitonxit có tác dụng chống viêm, tiêu diệt virus; vì vậy tỏi luôn được liệt kê vào những bài thuốc tự nhiên điều trị viêm mũi hiệu quả nhất. Cách dùng tỏi chữa viêm mũi dị ứng
  • Ép tỏi, lấy nước tỏi và mật ong trộn đều theo tỉ lệ 1:2, dùng bông thấm vào hỗn hợp và nhét vào mũi. Mỗi ngày, thực hiện khoảng 3 lần liên tục vài ngày sẽ thấy hiệu quả đáng kể.
  • Lấy nước tỏi và dầu vừng trông đều theo tỉ lệ 1:1, sau đó dùng bông gòn sạch thấm vào hỗn hợp và nhét vào mũi. Mỗi ngày, thực hiện 2-3 lần.
  • Ngoài ra, bạn có thể bổ sung tỏi vào bữa ăn hằng ngày bằng cách ăn sống kèm với món chính. Mặc dù tỏi có mùi nồng hơi khó ăn, nhưng cách này có hiệu quả rất cao.
Xem thêm: Cách chữa trị viêm mũi dị ứng Xem thêm: Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng
Ngoài ra các bạn cũng nên tăng cuường miễn dịch bằng cách bổ sung thực phẩm giúp tăng chất đề kháng và phòng ngừa bệnh tât. Chú ý những loại thực phẩm không nên ăn để bệnh viêm mũi dị ứng được điều trị nhanh khỏi hết. Rất mong qua những thông tin trên, hữu ích giúp bạn điều trị bệnh viêm mũi dị ứng được hiệu quả hơn  
Cập nhật lúc: 17/01/2024
*ƯU ĐÃI* nhân dịp sinh nhật 12 tuổi: Tích đủ 12 điểm tặng ngay 1 hộp trà Đông trùng hạ thảo hoặc 1 hộp Đông trùng hạ thảo 20 viên trị giá 600.000đ. (Áp dụng song song với chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên). Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.6397
Loading...