Bà bầu bị viêm mũi dị ứng phải làm sao

Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp khi mang thai. Theo thống kê ghi nhận được: có khoảng 20 – 30% người bệnh bị viêm mũi dị ứng khi mang thai. Viêm mũi dị ứng khi mẹ bầu mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu hơn thế nữa nếu không biết cách chăm sóc và phòng ngừa cẩn thận rất dễ ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy bà bầu bị viêm mũi dị ứng thì phải làm sao? Các bạn hãy tham khảo những thông tin tin cậy dưới đây nhé.

ba-bau-bi-viem-mui-di-ung

Viêm mũi dị ứng là gì?

Bệnh viêm mũi dị ứng là bệnh phổ biến xảy ra khi cơ thể phản ứng trước những tác nhân gây dị ứng, kích thích như phấn hoa, nấm mốc, bụi bẩn, lông thú… Bệnh xảy ra đột ngột nên nhiều khi chúng ta khó phân biệt kịp thời những triệu chứng bệnh với các bệnh khác. Bệnh tuy không ảnh hưởng đến tình mạng nhưng nó đem đến cảm giác khó chịu, gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt và học tập của người mắc bệnh trong thời gian dài.

Bà bầu bị viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng thường xuất hiện từ trước khi mang thai, bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng đều thấy khó chịu vì hắt hơi quá nhiều, ngứa mũi, chảy nước mũi, một số bệnh nhân còn có triệu chứng đồng thời bị ngứa và kích ứng mắt. Khi mang thai bệnh viêm mũi dị ứng có các triệu chứng xảy ra, bệnh có thể kéo dài hơn 6 tuần mà không có bất kỳ dấu hiệu khác của sự nhiễm trùng về đường hô hấp, có thể ngày càng nặng, được cải thiện hoặc không thay đổi trong suốt quá trình mang thai. Thông thường bà bầu có các biểu hiện viêm mũi dị ứng:
  • Nghẹt mũi khó thở, khi nằm ngủ càng khó thở và phải thở bằng miệng
  • Chảy nước mũi
  • Ban đêm tình trạng nghẹt mũi khó thở ngày càng tăng lên làm giảm chất lượng giấc ngủ

Nguyên nhân của tình trạng bà bầu bị viêm mũi dị ứng

Bà bầu bị viêm mũi dị ứng có rất nhiều nguyên nhân, nhưng hầu hết các nguyên nhân đều không rõ ràng. Tuy nhiên, các nguyên nhân dưới đây được cho là những lý do chính:
  • Trong quá trình mang thai, lượng oestrogen gia tăng nên gây ức chế acetylcholin esterase dẫn đến phản ứng cholinergic cũng gia tăng khiến cho tuyến dịch nhờn luân chuyển các tuyến lông mũi và mạch máu trong niêm mạc mũi cũng tăng lên dẫn đến tình trạng gây sung huyết, phù nề niêm mạc mũi.
  • mẹ bầu có tiền sửu về bệnh viêm mũi trước đó hay viêm mũi vận mạch hoặc polyp mũi, các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện nhiều trong 3 tháng cuối chu kỳ mang thai.
  • Do hệ miễn dịch của mẹ bầu khi mang thai bị suy yếu nên dễ bị các yếu tố dị nguyên bên ngoài tấn công và gây bệnh.

Bà bầu bị viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng tới thai nhi không

Bệnh viêm mũi dị ứng là căn bệnh thường xuất hiện từ trước khi mang thai, các bệnh nhân viêm mũi dị ứng đều thấy rất khó chịu vì hắt hơi quá nhiều, mũi bị ngứa, chảy nước mũi, thậm chí có một số bệnh nhân còn có triệu chứng đồng thời bị ngứa và kích ứng mắt. CHính vì vậy phụ nữ mang thai thì bệnh viêm mũi dị ứng có thể ngày càng nặng, bệnh có thể được cải thiện hoặc không thay đổi trong suốt quá trình mang thai. Vì sự an toàn cho con nên phụ nữ khi mang thai bị viêm mũi dị ứng được khuyên chỉ nên dùng những cách tự nhiên để điều trị và giảm bớt khó chịu, tuy nhiên đối với những trường hợp bị viêm mũi dị ứng quá nặng thì các bạn vẫn có thể dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ và hoàn toàn có thể yên tâm vì bản thân bệnh viêm mũi dị ứng không gây dị tật cho thai nhi. Mặc dù vậy, nếu khi bị viêm mũi dị ứng nếu bệnh nhân không chủ động phòng ngừa, cũng như không biết cách chăm sóc bản thân cho tốt thì rất dễ dẫn đến bệnh cảm cúm trong khi đó bệnh cảm cúm lại là một trong những nguyên nhân gây dị thật ở thai nhi.

Bà bầu bị viêm mũi dị ứng phải làm sao

Trong thời gian mang bầu, cơ thể người mẹ khá nhạy cảm, chính vì vậy việc sử dụng thuốc điều trị bệnh nếu bệnh ở mức độ nhẹ hoặc mới khởi phát là không cần thiết. Nhiều đơn thuốc Tây không khuyến cáo dùng cho bà bầu bởi nó có những tác dụng phụ ảnh hưởng xấu tới cơ thể mẹ và thai nhi.Vì vậy, thời gian đầu mẹ bầu gặp tình trạng viêm mũi dị ứng, bác sĩ thường khuyên mẹ bầu sử dụng các loại thảo dược tự nhiên se xmang lại hiệu quả cao và an toàn. Sử dung nước muối sinh lý: Nước muối là liệu pháp trị bệnh viêm mũi dị ứng cực kỳ hiệu quả mà lại rất an toàn. Người bệnh có thể tự pha hỗn hợp nước muối tại nhà hoặc tự mua thuốc nhỏ mũi dành cho bà bầu tại hiệu thuốc. Thực hiện việc nhỏ mũi bằng nước muối lặp lại từ 4-5 lần/ ngày sẽ thấy hiệu quả tức thì, sử dụng cho tới khi khỏi bệnh. Sử dụng hành tây Hành tây mùi cay nồng nhưng thực tế nó lại mang lại hiệu quả rất tốt trong việc đẩy lùi bệnh viêm mũi dị ứng mà không có bất cứ tác dụng phụ nào Không ít người cảm thấy khó chịu với mùi nồng cay của hành tây, nhưng trên thực tế, mùi hành tây lại có thể đẩy lùi bệnh viêm mũi dị ứng nhanh chóng mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Tinh chất chứa trong hành tây sẽ giúp lưu thông mũi, hạn chế tình trạng nghẹt mũi và giúp cải thiện bệnh một cách đáng kể. Sử dụng hành tây khá đơn giản, bạn chỉ cần cắt nhỏ hành, cho vào một chiếc khăn mỏng, sau dó ngửi nhiều lần trong ngày cho tới khi hết bệnh. Sử dụng tỏi Tỏi có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn, có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh. Theo y học tỏi được xem là một nguyên liệu khá an toàn và mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai. Sử dụng tỏi:
  • Giã vài tép tỏi rồi vắt lấy nước cốt trộn thêm một ít mật ong theo tỷ lệ 1:2.
  • Sau đó, dùng tăm bông thấm nước đắp lên niêm mạc mũi.
  • Thực hiện đều đặn 3 lần mỗi ngày, chỉ sau vài ngày bệnh của bạn sẽ nhanh chóng thuyên giảm
Xem thêm: Mẹo trị viêm mũi dị ứng
Bà bầu bị viêm mũi dị ứng uống thuốc gì Bà bầu viêm mũi dị ứng trong trường hợp nặng, sẽ được bác sĩ chỉ định, kê toa thuốc điều trị phù hợp Natri cromolyn: Thuốc thuộc nhóm thuốc giúp làm ổn định tế bào mast, ngăn ngừa sự sản sinh ra hoạt chất trung gian histamin, làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy vùng mũi, chảy nước mũi,…là thuốc đầu tay sử dụng để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng cho mẹ bầu Thuốc kháng histamin dạng uống: bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng histamin ở thế hệ thứ hai dành cho bà bầu viêm mũi dị ứng. Bởi thuốc ít có tác dụng phụ và khả năng an thần cũng được giảm bớt so với thế hệ thứ nhất.  Thuốc kháng histamin kết hợp thuốc thông mũi: Để giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng, mẹ bầu cũng có thể kết hợp thuốc kháng histamin với một số loại thuốc thông mũi sẽ giúp làm tăng công dụng điều trị bệnh hơn so với việc sử dụng đơn lẻ từng loại. 
Xem thêm: Cách chữa trị viêm mũi dị ứng Xem thêm: Thuốc chữa viêm mũi dị ứng
Trên đây là những thông tin về chữa viêm mũi dị ứng bằng đông y mà các bạn quan tâm. Hi vọng những thông tin trên đã giúp bệnh nhân và mọi người thêm kiến thức nhận biết sớm bệnh viêm mũi dị ứng, và bệnh nhân có thể chủ động trong việc chữa trị và phòng tránh căn bệnh phiền toái này.
Cập nhật lúc: 17/01/2024
*ƯU ĐÃI* nhân dịp sinh nhật 12 tuổi: Tích đủ 12 điểm tặng ngay 1 hộp trà Đông trùng hạ thảo hoặc 1 hộp Đông trùng hạ thảo 20 viên trị giá 600.000đ. (Áp dụng song song với chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên). Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.6397
Loading...