Sổ mũi ở trẻ sơ sinh cần làm gì?

Trẻ sơ sinh sức đề kháng còn kém nên thường bị sổ mũi, nghẹt mũi khiến trẻ dễ quấy khóc. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi và hướng dẫn cách xử trí khi cha mẹ gặp phải tình trạng này của trẻ. so mui

Nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi khiến cho các bé thở khò khăn, cảm giác tắc mũi rất khó chịu khiến các bé thường xuyên quấy khóc. Các nguyên nhân khiến bé bị sổ mũi thường gặp: Do dị ứng: Trẻ thường bị dị ứng do các tác nhân như thay đổi thời tiết, bụi bẩn, phấn hoa, mùi lạ...có thể gây ra sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh. Hiện tượng dị ứng thường đi kèm với các dấu hiệu khác như phát ban, hắt hơi, mẩn ngứa... Thời tiết chuyển lạnh: Thời tiết thay đổi đặc biệt là khi chuyển lạnh khiến trẻ chưa kịp thích nghi được nên gây sổ mũi, nghẹt mũi. Cảm lạnh là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi. Các dấu hiệu kèm theo như sốt nhẹ, hắt hơi, chảy nước mắt. Cảm cúm: Gây sổ mũi, sốt run người, đau họng, chán ăn, chóng mặt... Có dị vật trong mũi: Với trẻ sơ sinh sinh ra thường có nước nhầy trong bào thai trong mũi, nếu hút không sạch cũng sẽ gây sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ. Bé bị sổ mũi thông thường các mẹ tự ý mua thuốc điều trị cho con để giảm ngay triệu chứng khó chịu. Nhưng hiện nay có nhiều loại thuốc không kê toa bày bán trên thị trường, khi chưa biết rõ nguyên nhân cha mẹ tự ý dùng thuốc cho trẻ có thể khiến tình trạng bệnh càng trở nên nặng hơn. Vì vậy, cần đưa trẻ đi khám cụ thể. Tìm hiểu thêm: Nghẹt mũi ở trẻ em - Những thông tin hữu ích

Một số cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh

Phần lớn các bệnh liên quan tới nghẹt mũi, sổ mũi là các bệnh đường hô hấp do đó khi bé có các dấu hiệu sổ mũi, nghẹt mũi cha mẹ cần làm sạch bầu không khí xung quanh bé. Luôn giữ cho môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè, kín gió vào mùa đông. Hạn chế thú nuôi như chó mèo chơi gần bé vì lông của những loài thú này có thể làm cho chứng nghẹt mũi, sổ mũi của bé nặng hơn thậm chí dẫn tới hen suyễn. Bên cạnh đó, các mẹ chú ý làm sạch mũi cho trẻ giúp mũi thông thoáng, dễ thở cũng như đào thải dịch nhầy giúp đào thải mầm bệnh. Dưới đây là một số phương pháp trị sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Nước muối sinh lý và dụng cụ hút mũi

Nước muối sinh lý thường được dùng để vệ sinh cho bé hàng ngày. Sau khi vệ sinh mũi xong hãy dùng dụng cụ hút mũi hút sạch dịch còn lưu lại trong mũi của trẻ. Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh như sau:
  • Giữ trẻ năm nghiêng đầu sang 1 bên, đặt vòi phun chai nước muối sát vào vách lỗ mũi của bé
  • Ấn nhẹ lọ nước muối khoảng 2 - 3 giây, mẹ có thể dùng dạng xịt hoặc dạng nhỏ
  • Lặp lại với bên lỗ mũi còn lại, lấy khăn xô mềm thấm lau nước muối và dịch mũi chảy ra
  • Nếu dịch mũi đặc sệt mẹ có thể thực hiện thao tác hút mũi. Đơi khoảng 2 - 3 phút dùng dụng cụ hút mũi hút dịch nhầy ở 2 lỗ mũi.
rua mui

Cần rửa mũi đúng cách cho trẻ sơ sinh

Lưu ý: Vệ sinh mũi cho trẻ trước khi ăn để tránh nôn trớ, cố gắng rửa khi trẻ còn thức vì khi mở miệng nước mũi không bị chảy vào họng. Hạn chế rửa mũi cho trẻ quá nhiều khi trẻ không có dấu hiệu viêm mũi.

Nằm cao đầu khi ngủ

Cách này sẽ giúp trẻ ngủ thoải mái hơn và bớt quấy khóc trong đêm. Ngủ cao đầu giúp nước mũi không chảy ngược vào trong mũi khiến trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi. Khi đó, nước mũi sẽ chảy ra bên ngoài khiến bé dễ thở hơn.

Xoa tinh dầu cho bé

Mẹ có thể dùng tinh dầu khuynh diệp xoa vào lòng bàn chân cho bé khi bé bị sổ mũi. Kết hợp với xoa là day huyệt dũng tuyền rồi đeo tất giữ ấm cho trẻ. Hãy dùng dầu xoa lên vùng ngực và lưng cho trẻ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều. Đây là một trong những cách trị sổ mũi cho bé khá hiệu quả.

Xoangbachphuc tổng hợp

Có thể bạn quan tâm : Các dấu hiệu của bệnh viêm xoang cần biết

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*ƯU ĐÃI* nhân dịp sinh nhật 12 tuổi: Tích đủ 12 điểm tặng ngay 1 hộp trà Đông trùng hạ thảo hoặc 1 hộp Đông trùng hạ thảo 20 viên trị giá 600.000đ. (Áp dụng song song với chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên). Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.6397
Loading...