Nghẹt mũi kéo dài - Nguyên nhân và cách trị

Nghẹt mũi là một dấu hiệu thường gặp của đường hô hấp, nhất là mỗi khi thời tiết thay đổi. Triệu chứng này có thể chỉ là biểu hiện của cảm lạnh thông thường, có thể tự hết. Tuy nhiên, khi nghẹt mũi kéo dài quá lâu, bạn cần chú ý, đó có khả năng là dấu hiệu của một vấn đề khác nghiêm trọng hơn. nghet mui keo dai

Ngạt mũi kéo dài gây ảnh hưởng sức khỏe

Nhận biết nghẹt mũi kéo dài

  • Khi bạn bị nghẹt mũi trong một thời gian dài, khoảng trên 3 tuần, được coi là nghẹt mũi mạn tính. Bên cạnh việc mũi bạn luôn có dịch gây tắc mũi, không thở được bằng mũi, nghẹt mũi mạn tính còn có các dấu hiệu khác như:
  • Thay đổi giọng nói: giọng bạn trở nên khàn, nghe ngàn ngạt như không có không khí đi qua mũi.
  • Khó thở khi ngủ: tình trạng nghẹt mũi thường tăng về ban đêm khiến bạn khó thở, làm cho giấc ngủ bị gián đoạn, ngủ không sâu giấc, hậu quả là bạn luôn mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày, có xu hướng ngủ nhiều hơn, làm giảm hiệu quả lao động.
  • Với trẻ nhỏ, ngáy nhiều trong khi ngủ cũng có thể là dấu hiệu của nghẹt mũi kéo dài.

Nguyên nhân gây nghẹt mũi mạn tính

Nghẹt mũi kéo dài ít khi là do nguyên nhân cấp tính như cảm lạnh, nhiễm virus thông thường, đó thường là biểu hiện của một nguyên nhân tồn tại lâu dài chưa được xử trí như:
  • Viêm nhiễm mạn tính của đường hô hấp trên: viêm xoang mạn tính, viêm mũi dị ứng,... Viêm VA là một nguyên nhân hay gặp gây nghẹt mũi kéo dài ở trẻ em.
  • Khối u, polyp nhỏ trong mũi, xoang làm cản trở đường lưu thông của dịch mũi.
  • Dị ứng: Bao gồm bụi bẩn, lông thú cưng, nấm mốc, vi trùng, vi khuẩn, phấn hoa… trôi nổi trong không khí hoặc bám vào các vật dụng xung quanh bạn mà mắt thường khó nhìn thấy được. Khi bạn bị dị ứng, mũi sẽ sinh ra phản xạ tự nhiên là ngứa ngáy, hắt hơi và tiết dịch nhầy
  • Polip mũi: Polyp mũi thực chất là hiện tượng trong khoang mũi mọc ra một hay nhiều cục thịt thừa. Sở dĩ chứng bệnh này gây ngạt mũi là vì các cục thịt mọc không đúng chỗ thường dẫn tới tình trạng máu lưu thông kém trong các mạch máu mũi, từ đó khiến các mao mạch máu bị sưng lên khiến việc thở bằng mũi trở nên khó khăn.
  • Rối loạn cảm giác: khiến cho người bệnh luôn thấy nghẹt mũi dù thực tế không có sự tắc nghẽn đường thở.
  • Rối loạn nội tiết: thường gặp ở phụ nữ mang thai
  • Stress: Chứng stress là hệ quả của nghẹt mũi kéo dài, căng thẳng kéo dài có thể gây ra những thay đổi về nồng độ hormone trong cơ thể khiến các mạch máu phình to hơn, chèn ép và gây lên chứng khó thở.
  • Tiếp xúc thường xuyên, liên tục với các tác nhân: khói bụi, hóa chất, khói thuốc lá,... cũng có thể khiến bạn nghẹt mũi, chảy nước mũi kéo dài.

cach-chua-ngat-mui-cho-ba-bau-e1434082102283

>>>Xem tham khảo: Ngạt mũi khó thở nguyên nhân do đâu

Điều trị nghẹt mũi kéo dài

Do có các nguyên nhân trên nên nghẹt mũi mạn tính thường cần phải điều trị nguyên nhân tận gốc mới có thể chấm dứt tình trạng này. Tùy từng nguyên nhân có các cách điều trị phù hợp: cắt bỏ khối u, polyp, chỉnh sửa vách ngăn, điều trị viêm xoang , nạo VA,... Dùng thuốc để điều trị Phối hợp với điều trị nguyên nhân, bác sỹ có thể kê cho bạn một số loại thuốc nhằm giảm tình trạng nghẹt mũi như: thuốc gây co mạch, corticoid,...
  1. Thuốc gây co mạch tại chỗ giúp giảm tiết dịch trong mũi, xoang nên góp phần làm giảm tắc mũi, giúp bạn dễ thở hơn. Tuy nhiên, không nên dùng thuốc quá 10 ngày sẽ dẫn tới tình trạng lệ thuộc thuốc, gây viêm mũi do thuốc, khó điều trị. Thuốc gây co mạch cũng không được dùng cho những người bị viêm mũi teo, có bệnh tim mạch hoặc trẻ em dưới 7 tuổi. Corticoid cũng không được sử dụng dài ngày do có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như: đái tháo đường, phù, tăng huyết áp, rối loạn điện giải,...
  2. Corticoid dùng tại chỗ (dưới dạng thuốc xịt mũi, nhỏ mũi) giúp hạn chế những tác dụng phụ này, tuy nhiên vẫn không nên dùng kéo dài và cần có sự kiểm soát của bác sỹ.
Để hỗ trợ điều trị cũng như giúp giảm bớt sự khó chịu do nghẹt mũi, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây: Rửa mũi hàng ngày bằng nước muối: Cách xì mũi đúng: Trước tiên, bịt một bên mũi, xì mũi ra bên kia; sau đó đổi bên. Nếu dịch mũi đặc hoặc niêm mạc mũi sưng thì không nên xì mạnh. Có thể dùng nước muối sinh lý hoặc nước biển sâu xịt mũi để làm dịch mũi loãng ra và niêm mạc mũi co lại, sau đó mới xì mũi. Rửa mũi Bạn có thể dùng nước muối sinh lý, nước muối biển có bán tại các hiệu thuốc hoặc tự pha theo công thức: nửa thìa cà phê muối pha với ¼ lít nước. Có thể nhỏ trực tiếp nước muối vào từng bên mũi hoặc dùng để súc họng (bạn ngậm một ngụm nước muối, ngửa cổ lên cho nước trôi xuống họng nhưng bạn đừng nuốt mà hãy thổi hơi lên cho nước muối bị tống ngược trở lại gây ra tiếng động trong cổ họng). Với nước muối này, bạn sẽ không bị khó chịu như khi nước chảy vào mũi. Rửa mũi hàng ngày khoảng 2 – 3 lần đặc biệt sau khi ra đường về, trước khi đi ngủ và buổi sáng thức dậy, giúp bạn dễ chịu hơn. Đây là một phương pháp phòng ngừa bệnh viêm mũi xoang hết sức đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm. nghet mui keo dai 1

Xịt mũi đúng cách trị ngạt mũi hiệu quả

Bổ sung nhiều nước uống nước giúp cuốn bớt phần dịch mũi trôi xuống họng, làm giảm cảm giác ngứa, vướng tắc ở họng nên bạn đỡ phải tằng hắng hơn. Nước ấm có pha chút chanh là tốt nhất trong trường hợp này. Thể dục thể thao có thể bạn sẽ thấy không liên quan lắm, thậm chí thấy không hợp lý khi mà mũi bạn không thở được lại đi tập thể dục. Tuy nhiên, khi tập thể dục, động tác hít sâu, thở mạnh giúp cho luồng không khí ra vào mũi nhiều hơn, làm giảm sự bít tắc trong mũi. Tập thể dục cũng giúp bạn nâng cao sức đề kháng, tránh việc mắc thêm những loại vi khuẩn, virus khác vốn rất thích môi trường ẩm ướt ở khoang mũi bị nghẹt. Để có thể điều trị tận gốc nghẹt mũi kéo dài, bạn cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó có các biện pháp điều trị phù hợp. Bạn tránh tự ý dùng thuốc tại nhà có thể làm cho bệnh nặng thêm, ảnh hưởng không tốt tới việc điều trị sau này.
Xem thêm: Nghẹt mũi, nguyên nhân cách trị

Tham khảo mẹo chữa không dùng thuốc tại nhà

Bấm huyệt Dùng 2 ngón tay trỏ hướng vào hai bên lỗ mũi, ấn đẩy lên đẩy xuống 2 huyệt nghinh hương (sát cạnh cánh mũi), làm cho 2 lỗ mũi lúc thu hẹp lại, lúc phồng ra, đồng thời hít vào mạnh, tắc bên nào hít bên đó, thở ra đường miệng. Nếu 2 lỗ mũi vẫn tắc dùng ngón trỏ và ngón cái cùng bên cầm đầu chóp mũi lắc qua lắc lại, vừa lắc vừa hít mạnh đến khi thật thông thì thôi. Cuối cùng, dùng ngón tay cái để vào đầu mũi (tî chẩn) phía sát đường nhân trung môi trên bật ngược mũi lên 5-7 lần. Mỗi ngày làm từ 3-7 lần. Đắp tép tỏi Dùng 1 tép tỏi giã nát đắp vào huyệt dũng tuyền, mỗi tối 1 lần. Cách xác định huyệt: lấy ở điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối giữa gốc ngón chân 2 (kể từ ngón cái) và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân.
huyet
Huyệt dũng tuyền
Xông hơi Nếu nghẹt mũi kèm mệt mỏi, hãy pha nước ấm với tinh dầu bạc hà, hoặc gừng giã nhỏ sẽ để xông hơi (có bồn tắm ngâm mình càng tốt), giúp cơ thể tiết ra các chất bẩn, lưu thông mạch máu, tinh thần sảng khoái, đẩy lùi bệnh tật. Dùng trà nóng Sử dụng một tách trà nóng (trà bạc hà, trà xanh...), cũng có thể đẩy lùi cảm cúm – một trong những nguyên nhân gây ngạt mũi. Còn giúp tinh thần sảng khoái, ấm cơ thể, nâng cao sức khỏe và sức đề kháng, giảm viêm nhiễm. Hít hương dầu khuynh diệp Khi bị nghẹt mũi bạn có thể hít dầu khuynh diệp ngay lúc đó hoặc xông mũi bằng nước nóng hòa với muối để giúp giảm nhẹ triệu chứng. Sử dụng hành tây, hành tím, tỏi Bạn có thể xắt hành tây, hành tím hoặc tỏi miếng nhỏ, cho vào cốc, hoặc bát nhỏ rồi bắt đầu xông mũi. Nếu giã nhuyễn càng phát huy tác dụng. Theo các nhà khoa học, hành tây có thể đẩy lùi chứng ngạt mũi nhanh chóng mà không có tác dụng phụ. Cắt nhỏ hoặc giã nát hành tây ra sau đó lấy một cái khăn mỏng buộc kín lại rồi để gần mũi ngửi cho đến khi hết ngạt mũi.
Nên xem: Mẹo chữa trị ngạt mũi

Xử lý cơn nghẹt mũi ngay tức thì

Với trẻ em: Trẻ em, có thể dùng nước muối sinh lý để chăm sóc mũi: Mỗi ngày nên nhỏ mũi 2 - 3 lần. Nước muối sinh lý giúp chống khuẩn rất tốt, nó làm loãng nước mũi đặc và thông mũi nhanh chóng. Còn nếu mũi đang khỏe mạnh, nhỏ một vài giọt nước muối sinh lý mỗi ngày cũng làm cho mũi được sạch và khiến “vi khuẩn không kịp sản sinh”. Với người lớn Xông mũi: Dùng bát nước nóng và bỏ thêm 2 thìa muối vào, kề mũi gần bát và hít hà hơi nước bốc lên, giúp thông mũi và đẩy sạch nước mũi nhầy ra ngoài. Mát-xa nhẹ nhàng cánh mũi: Lấy hai ngón tay thuận nhất vuốt dọc nhẹ nhàng từ từ lên xuống sống mũi. Làm 10 lần đờm trong mũi tan ra, hết cơn nghẹt mũi.

Phòng ngừa và điều trị nghẹt mũi kéo dài

Nên:
  • Bổ sung nhiều nước vào cơ thể để làm giảm dịch nhầy ở mũi (8-10 ly/ngày), và dùng các thức uống lỏng (canh, nước rau luộc, nước ép trái cây, trà thảo dược) giúp trị chứng nghẹt mũi.
  • Luôn ăn những thức ăn nóng và uống nước nóng giúp ngăn ngừa mất nước và giảm nghẹt mũi.
  • Nên thường xuyên ăn nhiều rau, ngũ cốc nguyên chất và các loại cá.
  • Thường xuyên vệ sinh phòng ốc sạch sẽ: Giặt rèm cửa, vệ sinh chăn màn để giảm bụi và các vi khuẩn- tác nhân gây ngạt mũi
Tránh:
  • Tránh xa những loại thực phẩm nhiều đường và cacbonhydrat vì nó sẽ làm chứng nghẹt mũi trầm trọng hơn
  • Tránh những gấu bông, thú cưng... là những hung thủ tích bụi, vi khuẩn xung quanh lâu ngày gây ra những vấn đề về nghẹt mũi
  • Hạn chế ăn thực phẩm có nhiều đường, bột vì chúng sẽ làm chứng nghẹt mũi thêm trầm trọng.
  • Tránh những kích thích như khói thuốc, mùi son, mùi nước hoa, rượu vì chúng làm bạn khó chịu hơn.
  • Tránh xa những loại thực phẩm nhiều đường và cacbonhydrat vì nó sẽ làm chứng nghẹt mũi trầm trọng hơn.
Để nâng cao hiệu quả điều trị có thể kết hợp dùng các bài thuốc và các phương pháp với nhau. Thông thường, người ta hay dùng kết hợp một bài thuốc uống, một bài thuốc nhỏ, đắp tại chỗ với một phương pháp không dùng thuốc.

Sử dụng Xoang Bách Phục  cho bệnh viêm mũi, viêm xoang dị ứng

XOANG BÁCH PHỤC với các thành phần thảo dược giúp tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ dị ứng, chống viêm, làm loãng và tăng bài xuất chất nhầy, giảm đau cho khu vực xoang, đầu và mặt. Giúp ngăn ngừa tái phát viêm mũi dị ứng, viêm xoang mãn tính trên cơ địa dị ứng Với những thành phần như: Kinh giới, Kim ngân,  ImmuneGamma ...sẽ đánh bay:
  • Nguy cơ dị ứng, chống viêm, giảm đau cho các khu vực xoang, đầu và mặt trong bệnh viêm xoang mạn tính.
  • Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tái phát viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính trên cơ địa dị ứng
  • Giúp giảm các triệu chứng của bệnh: Tắc mũi, chảy nước mũi, nước mũi có màu xanh, vàng
Để mua đúng Xoang Bách Phục tại nhà thuốc hãy xem TẠI ĐÂY Nếu bạn còn thắc mắc về bệnh viêm mũi, viêm xoang dị ứng – vui lòng gọi về tổng đài 18001014 (miễn phí cước gọi) để được giải đáp thắc mắc  
Cập nhật lúc: 17/01/2024
*ƯU ĐÃI* nhân dịp sinh nhật 12 tuổi: Tích đủ 12 điểm tặng ngay 1 hộp trà Đông trùng hạ thảo hoặc 1 hộp Đông trùng hạ thảo 20 viên trị giá 600.000đ. (Áp dụng song song với chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên). Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.6397
Loading...