Mẹo trị nghẹt mũi cho bé

Nghẹt mũi tuy không phải là một bệnh nặng, tuy nhiên, nếu như không điều trị kịp thời, nghẹt mũi có thể gây ra những phiền toái cho người mắc, thậm chí có thể là nguyên nhân gây ra một số bệnh mãn tính. Do đó, điều trị nghẹt mũi kịp thời luôn là điều cần thiết, nhất là trị nghẹt mũi ở trẻ em.

Mẹo trị nghẹt mũi cho bé

Hỏi: Cháu nhà tôi 3 tuổi, cháu rất hiếu động, nghịch ngợm nhưng rất hay bị nghẹt mũi, điều đó khiến cháu trở nên dễ cáu và bực bội. Tôi cũng được biết rằng không nên lạm dụng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh, do vậy tôi rất lo lắng, không biết làm cách nào để khắc phục tình trạng này của cháu. Mong bác sỹ cho tôi lời khuyên. Xin cảm ơn! (Chị Trần Thị Kim, Từ Liêm, Hà Nội). meo tri chay nuoc mui cho be Trả lời: Chào chị! Trường hợp cháu nhà chị cũng giống rất nhiều em bé khác ở lứa tuổi này, thường xuyên bị ngạt tắc mũi, viêm mũi dị ứng khiến cha mẹ lo lắng. Để giải quyết dứt điểm tình trạng này, chị nên đưa bé đến các cơ sở y tế để tìm xem bé có nguyên nhân đặc biệt nào khiến cho bệnh tái diễn nhiều lần như vậy không, ví dụ như đó có thể là biểu hiện của bệnh viêm xoang hay viêm mũi mạn tính,... khi đó cần phải điều trị bệnh gốc. Trong trường hợp bé chỉ ngạt mũi đơn thuần do cảm lạnh, nhiễm virus thông thường hoặc hít phải khói bụi gây kích ứng mũi thì chị có thể áp dụng một số cách sau để giảm bớt sự khó chịu cho bé. >>> Mời chị Kim và độc giả tham khảo thêm: Mẹo trị viêm mũi dị ứng cho bé

Xông hơi

Hơi nước nóng có thể làm loãng các chất dịch tiết hình thành trong mũi trẻ, giúp đường thở thông thoáng và trẻ dễ thở hơn. Chị xả nước nóng ra một chiếc chậu (xô), bế bé hoặc cho bé tự ngồi cạnh chậu nước để bé hít được hơi nước nóng bốc lên, mẹ chú ý tránh để bé tiếp xúc trực tiếp với nước nóng có thể gây bỏng. Chị có thể bỏ thêm một chút muối trắng vào chậu nước hoặc đun nước nóng với một số loại thảo dược như kinh giới, bạc hà, lá bưởi,... cũng có tác dụng tốt. Tuy nhiên, cần chú ý nhiệt độ nước và nồng độ, tránh để nước quá nóng hoặc quá đậm đặc có thể khiến cháu khó chịu hơn.

Nước muối

Đây là phương pháp phổ biến và khá an toàn để chữa ngạt mũi cho bé. Chị có thể mua nước muối sinh lý, nước muối biển tại các hiệu thuốc hoặc tự pha tại nhà. Nếu tự pha, chị hòa tan nửa thìa cà phê muối với khoảng ¼ lít nước để nước muối có nồng độ tương đương nước muối sinh lý bình thường. Sau đó, chị rửa mũi cho bé bằng cách nhỏ nước muối vào từng bên mũi, dặn bé hít nhẹ rồi xì ra, cũng từng bên một. Trước khi nhỏ mũi vào bên còn lại, chị nhớ lau sạch đầu ống thuốc nhỏ mũi vì vòi ống thuốc có thể đã bị nhiễm khuẩn.

Cho trẻ uống nhiều nước

meo tri chay nuoc mui cho be 1 Nước giúp làm loãng chất nhầy trọng mũi bé, đồng thời cuốn trôi dịch mũi đã chảy xuống vùng hầu họng của trẻ, khiến trẻ thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, uống nước giúp bé đỡ bị khô miệng họng do việc thở bằng miệng gây ra. Chị có thể cho bé uống thêm nước, sữa, nước canh, nước hoa quả, ăn thêm các loại trái cây nhiều nước như cam, quýt,... Những loại hoa quả này ngoài bổ sung nước còn tăng cường vitamin C, giúp nâng cao sức đề kháng cho bé.

Kê gối cao và day cánh mũi khi bé ngủ

Ban đêm, mũi thường tiết ra nhiều dịch hơn, cùng với việc bé nằm đầu thấp khiến dịch mũi không chảy được xuống phía dưới, bị ứ lại, gây ra ngạt mũi nặng nề hơn. Để làm giảm sự khó chịu này, chị có thể kê thêm một gối khi bé nằm, chú ý kê cả phần lưng và vai để thân mình tạo một góc so với mặt giường, tránh việc chỉ kê đầu cao khiến trẻ bị đau mỏi cổ, vai khi thức dậy. Cùng với đó, chị có thể dùng mu 2 bàn tay day day cánh mũi cho bé để bé dễ chịu hơn, đi vào giấc ngủ nhanh và ngủ ngon hơn.

Những điều không nên làm

Chị rất đúng khi hiểu rằng dùng không nên lạm dụng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh vì điều này thậm chí có thể gây hại cho bé. Kháng sinh thường không có tác dụng trong các trường hợp cảm lạnh do virus thông thường nên sử dụng kháng sinh không phải cách hay, trong khi việc dùng kháng sinh bừa bãi sẽ gây nên tình trạng kháng thuốc ở trẻ. Một điều nữa cũng nên tránh đó là dùng miệng hút mũi cho bé. Nhiều bà mẹ đã dùng cách này khi bé không tự xì mũi được mà không có dụng cụ hút mũi. Tuy nhiên điều này có thể mang thêm mầm bệnh cho bé. Mẹ có thể sẽ mang mầm bệnh từ mũi bên này sang mũi bên kia của trẻ, hoặc lây cho trẻ những vi khuẩn đang có trong miệng của mẹ, như vậy lại khiến cho tình trạng của bé nặng thêm lên. Bên cạnh việc điều trị cho bé, chị nên áp dụng đồng thời các biện pháp phòng bệnh như mặc đủ ấm cho cháu, vệ sinh mũi miệng hàng ngày, ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng,... nhằm giúp cháu sớm khỏi bệnh. Khi thấy cháu có các biểu hiện nặng lên như sốt, khó thở thì chị cần cho cháu tới bệnh viện để kiểm tra. >>> Có thể bạn quan tâm: Triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ Chúc cháu nhà chị khỏe mạnh!
Cập nhật lúc: 17/01/2024
*ƯU ĐÃI* nhân dịp sinh nhật 12 tuổi: Tích đủ 12 điểm tặng ngay 1 hộp trà Đông trùng hạ thảo hoặc 1 hộp Đông trùng hạ thảo 20 viên trị giá 600.000đ. (Áp dụng song song với chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên). Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.6397
Loading...